2.1. Đồng
a. Vị trí trong Bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử
– Kim loại chuyển tiếp, thuộc nhóm IB, Chu kỳ 4, Số hiệu NT là 29
– Cấu hình e: 1s22s22p63s23p63d104s1. hoặc: [Ar]3d104s1.
b. Tính chất vật lí
Quan sát một cây Bonsai làm bằng Đồng:
– Là kim loại màu đỏ, dẻo, dễ kéo sợi và tráng mỏng.
– Dẫn điện và nhiệt rất cao (chỉ kém hơn bạc)
c. Tính chất hóa học
Cu là KL kém hoạt động; có tính khử yếu.
– Phản ứng với Phi kim
+ Khi đốt nóng 2Cu + O2 → 2CuO (đồng II oxit)
+ Cu td Với Cl2, Br2, S… ở nhiệt độ thường hoặc đun nóng.
– Tác dụng với Axit HNO3, H2SO4 đặc nóng:
\(3\mathop {Cu}\limits^0 + 8H\mathop {N{O_3}}\limits^{ + 5} (l) \to 3\mathop {Cu}\limits^{ + 2} {(N{0_3})_2} + 2\mathop {NO \uparrow }\limits^{ + 2} + 4{H_2}O\)
\(\mathop {Cu}\limits^0 + 4H\mathop {N{O_3}}\limits^{ + 5} (d) \to \mathop {Cu}\limits^{ + 2} {(N{O_3})_2} + 2\mathop {N{O_2}}\limits^{ + 4} + 2{H_2}O\)
\(\mathop {Cu}\limits^0 + 2{H_2}\mathop S\limits^{ + 6} {O_4} \to CuS{O_4} + \mathop S\limits^{ + 4} {O_2} + 2{H_2}O\)
2.2. Hợp chất của Đồng
Đặc điểm | Đồng (II) oxit | Đồng (II) hidroxit | Muối Đồng (II) |
Tính chất vật lí |
CuO là chất rắn, màu đen |
Cu(OH)2 Chất rắn, màu xanh |
CuSO4 (khan) màu trắng, chất rắn. CuSO4 hấp thụ nước tạo thành CuSO4.5H2O màu xanh. |
Tính chất hóa học |
CuO là oxit bazơ CuO+H2SO4→CuSO4 + H2O |
– Cu(OH)2 có tính bazơ Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O – Dễ bị nhiệt phân: Cu(OH)2 \(\overset{t^{0}}{\rightarrow}\) CuO + H2O |
CuSO4.5H2O\(\overset{t^{0}}{\rightarrow}\)CuSO4 + 5H2O |
2.3. Ứng dụng
– Là kim loại quan trọng trong Công nghiệp và kĩ thuật
– 50% sản lượng Đồng làm dây dẫn điện và 30% làm hợp kim
– Dung dịch CuSO4 dùng chữa bệnh mốc sương cho cà chua, khoai tây
– Dùng để chế sơn vô cơ màu xanh
– CuSO4 (khan) dùng để phát hiện dấu vết của nước trong các chất lỏng