1.1. Điện môi trong điện trường
Hình 14.1. Điện môi trước và sau khi đặt vào trong một điện trường
– Mỗi chất điện môi được đặc trưng bởi hằng số điện môi, kí hiệu là ε. Hằng số điện môi và điện trường giới hạn của một số chất điện môi được cho như sau
Bảng. Hằng số điện môi và điện trường giới hạn của một số điện môi
1.2. Tụ điện
a. Khái niệm tụ điện
Hình 14.3. Một số loại tụ điện
– Tụ điện là một hệ thống hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện. Mỗi vật dẫn được gọi là một bản của tụ điện
b. Điện dung của tụ điện
– Điện dung của tụ điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện, kí hiệu là C và được xác định bởi công thức
\(C = \frac{Q}{U}\)
– Đơn vị là fara (F)
1.3. Ghép tụ điện
a. Bộ tụ điện ghép nối tiếp
Hình 14.4. Tụ điện ghép nối tiếp
\(\begin{array}{l}
U = {U_1} + {U_2} + … + {U_n}\\
Q = {Q_1} = {Q_2} = … = {Q_n}\\
\frac{1}{{{C_b}}} = \frac{1}{{{C_1}}} + \frac{1}{{{C_2}}} + … + \frac{1}{{{C_n}}}
\end{array}\)
b. Bộ tụ điện ghép song song
Hình 14.8. Tụ điện ghép song song
\(\begin{array}{l}
U = {U_1} = {U_2} = … = {U_n}\\
Q = {Q_1} + {Q_2} + … + {Q_n}\\
{C_b} = {C_1} + {C_2} + … + {C_n}
\end{array}\)