1.1. Định luật tuần hoàn các nguyên tố Hóa học
– Tính chất của các nguyên tố và đơn chất cũng như thành phần và tính chất của hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.
– Định luật tuần hoàn được coi là một trong những phát kiến quan trọng nhất trong hoá học. Mọi nhà hoá học đều sử dụng các quy luật tuần hoàn, dù có hay không có chủ ý trong khi nghiên cứu tinh chất cũng như phản ứng của tố hoá học.
+ Các tính chất của các đơn chất, cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất lặp đi lặp lại một cách có hệ thống và có thể dự đoán được khi các nguyên được sắp xếp theo thứ tự tăng dần số hiệu nguyên tử vào các chu kì và nhóm.
+ Định luật tuần hoàn đã dẫn đến sự phát triển và hoàn thiện của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học ngày nay.
Định luật tuần hoàn: Tính chất của các nguyên tố và đơn chất cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử. |
---|
1.2. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố Hóa học
– Khi biết vị trí của một nguyên tố trong bảng tuần hoàn có thể đưa ra dự đoán về tính chất của đơn chất cũng như dự đoán hydroxide này có hợp chất của nó.
Ví dụ: Dựa vào vị trí của ba nguyên tố Cl, Br, I trong bảng tuần hoàn, có thể dự đoán tính phi kim của Cl là mạnh nhất và của I là yếu nhất. Từ tinh chất halogen mạnh đẩy halogen yếu hơn ra khỏi muối của nó, dự đoán được trường hợp phản ứng xảy ra hoặc không xảy ra.
- Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
- I2 + NaBr → Không phản ứng.
– Dự đoán này phù hợp với thực nghiệm. Trong thực tế, người ta điều chế Br2 và I2 bằng cách dùng Cl2 đẩy chúng ra khỏi muối.
– Ví dụ này cho thấy, từ vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn dự đoán được tính chất của đơn chất và hợp chất nguyên tố đó.
Từ vị trí của một nguyên tố trong bảng tuần hoàn, có thể dự đoán được tính chất của đơn chất và hợp chất tạo nên từ nguyên tố đó. |
---|