Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Toán 10 Cánh Diều Bài 2: Hàm số bậc hai. Đồ thị hàm số bậc hai và ứng dụng

1.1. Hàm số bậc hai

Hàm số bậc hai là hàm số cho bằng công thức dạng \(y = a{x^2} + bx + c\) với \(a,b,c \in \mathbb{R};a \ne 0.\) Tập xác định: \(\mathbb{R}\).

Ví dụ: Trong các hàm số sau, hàm số nào là hàm số bậc hai? Với những hàm số bậc hai đó, xác định a, b, c lần lượt là hệ số của x2, hệ số của x và hệ số tự do.

a) y = 8x– 6x + 1;

b) y = 2x + 2021.

Giải

a) Hàm số y = 8x– 6x + 1 là hàm số bậc hai có hệ số của x2 bằng 8, hệ số của x bằng – 6, hệ số tự do bằng 1.

b) Hàm số y = 2x + 2021 không phải là hàm số bậc hai.

1.2. Đồ thị hàm số bậc hai

* Đồ thị hàm số bậc hai \(y = f(x) = a{x^2} + bx + c\) \((a \ne 0)\) là một parabol (P):

– Đỉnh \(S\left( { – \frac{b}{{2a}}; – \frac{\Delta }{{4a}}} \right)\)

– Trục đối xứng: đường thẳng \(x =  – \frac{b}{{2a}}\)

– Bề lõm: quay lên trên nếu \(a > 0\), quay xuống dưới nếu \(a < 0\)

– Cắt Oy tại điểm \((0;c)\)

* Chú ý: Nếu PT \(a{x^2} + bx + c = 0\) có hai nghiệm \({x_1},{x_2}\) thì đồ thị hàm số \(y = a{x^2} + bx + c\) cắt trục hoành tại 2 điểm có hoành độ lần lượt là 2 nghiệm này.

+) Vẽ đồ thị

1) Xác định đỉnh \(S\left( { – \frac{b}{{2a}}; – \frac{\Delta }{{4a}}} \right)\)

2) Vẽ trục đối xứng d: \(x =  – \frac{b}{{2a}}\)

3) Tìm tọa độ giao điểm của đồ thị với trục tung (A(0;c)), trục hoành (nếu có).

Xác định \(B\left( {\frac{{ – b}}{a};c} \right)\) (là điểm đối xứng với A qua d)

4) Vẽ parabol đỉnh S, trục đối xứng d, đi qua các điểm tìm được.

+) Bảng biến thiên

Ví dụ: Vẽ đồ thị hàm số bậc hai y = x2 – 2x – 3.

Giải

Ta có: a = 1, b = -2, c = – 3, \(\Delta \) =(- 2)– 4.1.(-3) = l6.

– Toạ độ đỉnh I(1 ; – 4).

– Trục đối xứng x = 1.

– Giao điểm của parabol với trục tung là A(0 ; – 3).

– Giao điểm của parabol với trục hoành là B( -1; 0) và C(3 ; 0).

– Điểm đối xứng với điểm A(0 ; – 3) qua trục đối xứng x = 1 là D(2; – 3).

Vẽ parabol đi qua các điểm được xác định ở trên, ta nhận được đồ thị hàm số y = x2 – 2x – 3 như Hình sau.

1.3. Ứng dụng

+) Tầm bay cao và tầm bay xa

Chọn điểm \((0;{y_0})\) là điểm xuất phát thì phương trình quỹ đạo của cầu lông khi rời mặt vợt là:

\(y = \frac{{ – g.{x^2}}}{{2.{v_0}^2.{{\cos }^2}\alpha }} + \tan \alpha .x + {y_0}\)

Trong đó:

\(g\) là giá tốc trọng trường ( \( \approx 9,8\;m/{s^2}\))

\(\alpha \) là góc phát cầu (so với phương ngang của mặt đất)

\({v_0}\) là vận tốc ban đầu của cầu

\({y_0}\) là khoảng cách từ vị trí phát cầu đến mặt đất

Quỹ đạo chuyển động của cầu lông là một parabol.

 

 – Vị trí cao nhất tại đỉnh parabol, gọi là tầm bay cao;

– Khoảng cách từ nơi đứng phát cầu đến điểm cham đất, gọi là tầm bay xa.

+) Bài toán ứng dụng

Khi cầu bay tới vị trí lưới phân cách, nếu nó ở bên trên mặt lưới và điểm rơi không ra khỏi đường biến phía sân đối phương thì lần phát cầu được xem là hợp lệ.