1.1. Khái niệm, vai trò của bản vẽ kĩ thuật
– Bản vẽ kĩ thuật là tài liệu kĩ thuật được trình bày dưới dạng hình vẽ, diễn tả hình dạng, kết cấu, các thông tin về kích thước, vật liệu, yêu cầu kĩ thuật,… của sản phẩm.
– Trong sản xuất, bản vẽ kĩ thuật là phương tiện thông tin có vai trò:
+ Thể hiện ý tưởng của nhà thiết kế.
+ Là tài liệu kĩ thuật để tiến hành chế tạo, thi công.
+ Là cơ sở để kiểm tra, đánh giá sản phẩm.
– Trong cuộc sống, bản vẽ kĩ thuật giúp người tiêu dùng sử dụng sản phẩm một cách an toàn, hiệu quả
+ Minh hoạ cho hướng dẫn sử dụng sản phẩm.
+ Là tài liệu kĩ thuật cần thiết khi bảo dưỡng, sửa chữa sản phẩm.
Hình 8.2. Bản vẽ dùng trong sản xuất
Hình 8.3. Bản vẽ dùng trong đời sống. Mặt bằng nhà ở
1.2. Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật
– Bản vẽ kĩ thuật phải được lập theo các quy tắc thống nhất quy định trong các tiêu chuẩn về bản vẽ kĩ thuật của quốc gia hoặc quốc tế. Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) và tiêu chuẩn quốc tế (ISO) về bản vẽ kĩ thuật bao gồm tiêu chuẩn về cách trình bày bản vẽ, cách biểu diễn, các kí hiệu và các quy ước…. cần thiết cho việc lập bản vẽ kĩ thuật.
– Sau đây là một số tiêu chuẩn trinh bày bản vẽ kĩ thuật.
a. Khổ giấy (TCVN 7285:2003)
– Khổ giấy của các bản vẽ kĩ thuật được quy định trong tiêu chuẩn TCVN 7285:2003. Các khổ giấy chính được trình bày trong Bảng 8.1.
Bảng 8.1. Các khổ giấy chính
– Khổ giấy AD là khổ giấy lớn nhất. Các khổ giấy chính được lập ra từ khổ giấy A0 (Hình 8,4). Ngoài các khổ giấy chính còn có các khổ giấy kéo dài.
Hình 8.4. Các khổ giấy chính
Hình 8.5. Khung bản vẽ và khung tên
– Mỗi bản vẽ đều có khung vẽ, khung tên. Khung tên ghi các nội dung về quản lí bản vẽ, đặt ở góc phải phía dưới bản vẽ. Kích thước và nội dung khung tên theo hình 8.6
Hình 8.6. Kích thước và nội dung khung tên
– Các ô trong Hình 8.6 có nội dung như sau:
(1) Tên gọi của vật thể
(2) Tên vật liệu
(3) Tỉ lệ của bản vẽ
(4) Kí hiệu số bài tập
(5) Họ và tên người vẽ
(6) Ngày lập bản về
(7) Chữ kí của người kiểm tra
(8) Ngày kiểm tra
(9) Tên trường, lớp.
b. Tỉ lệ (TCVN 7286:2003)
– Tỉ lệ là tỉ số giữa kích thước dài đo trên bản vẽ vật thể và kích thước thực tế trên vật thể đỏ. Có các tỉ lệ: nguyên hình, thu nhỏ và phóng to. Kích thước ghi trên bản vẽ là kích thước thực, không phụ thuộc tỉ lệ. Các tỉ lệ ưu tiên sử dụng được trình bày ở Bảng 8.2.
Bảng 8.2. Các tỉ lệ ưu tiên sử dụng
c. Nét vẽ TCVN 8-24:2002
– Tiêu chuẩn quy định các loại nét về khác nhau. Các nét vẽ thường dùng được trình bày trong Bảng 8.3.
Bảng 8.3. Các loại nét về thường dùng
Hình 8.7. Bạc đỡ
d. Chữ viết (TCVN 7284-2:2003)
Chữ viết trên bản vẽ kĩ thuật phải theo quy định, thể hiện qua khổ chữ và kiểu chữ.
– Khổ chữ được xác định bằng chiều cao (h) của chữ hoa tinh bằng mm. Có những khổ chu sau: 1,8; 2,5; 3,5; 5; 7; 10; 14; 20 (mm).
– Có hai kiểu chữ: Kiểu A với chiều rộng nét chữ \(d = \frac{1}{{14}}h\); kiểu B với \(d = \frac{1}{{10}}h\). Mỗi kiểu 1 chữ lại có thể viết thẳng đứng hoặc nghiêng 75° so với phương nằm ngang.
Trên các bản vẽ kĩ thuật, thường dùng chữ kiều đứng như Hình 8.8.
Hình 8.8. Chữ viết và chữ số kiểu đứng
e. Ghi kích thước (TCVN 5705:1993)
– Dùng milimét làm đơn vị đo kích thước dài và sai lệch giới hạn.
– Dùng độ, phút, giây làm đơn vị đo góc. Mỗi kích thước chỉ ghi một lần trên bản vẽ. Số lượng kích thước ghi phải đủ để chế tạo vật thể,
– Đường kích thước được vẽ bằng nét liền mảnh, thường song song với kích thước được ghi. Ở đầu mút đường kích thước thường có vẽ mũi tên.
– Đường giống kích thước được vẽ bằng nét liền mảnh và vượt qua đường kích thước từ 2 mm đến 4 mm. Đường gióng thường được kẻ vuông góc với đường kích thước.
– Chữ số kích thước chỉ trị số kích thước thực, không phụ thuộc vào tỉ lệ bản vẽ. Vị trí và hưởng của các chữ số ghi theo hướng dẫn trên Hình 8.10. Trước con số ghi kích thước đường kính của đường tròn ghi kí hiệu Ø và bán kinh của cung tròn ghi kí hiệu R.
Hình 8.9. Giá đỡ
Hình 8.10. Vị trí của chữ số phụ thuộc đường kích thước