Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Hóa học 10 KNTT Bài 9: Ôn tập chương 2

1.1. Cấu tạo bảng tuần hoàn

a. Ô nguyên tố

Số thứ tự của ô nguyên tố đúng bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó.

b. Chu kỳ

– Chu kỳ là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. Số thứ tự của chu kỳ trùng với số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố trong chu kỳ đó.

+ Chu kỳ nhỏ: gồm chu kỳ 1, 2, 3.

+ Chu kỳ lớn: gồm chu kỳ 4, 5, 6, 7.

c. Nhóm nguyên tố: là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành một cột.

d. Khối các nguyên tố

– Khối các nguyên tố s: gồm các nguyên tố nhóm IA và IIA. Nguyên tố s là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp s.

– Khối các nguyên tố p: gồm các nguyên tố thuộc các nhóm từ IIIA đến VIIIA (trừ He). Nguyên tố p là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp p.

– Khối các nguyên tố d: gồm các nguyên tố thuộc nhóm B. Nguyên tố d là các nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp d.

– Khối các nguyên tố f: gồm các nguyên tố thuộc họ Lantan và họ Actini. Nguyên tố f là các nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp f.

1.2. Xu hướng biến đổi trong bảng tuần hoàn

– Trong một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân:

+ Bán kính nguyên tử và tính kim loại của các nguyên tố tăng dần.

+ Giá trị độ âm điện và tính phi kim của các nguyên tố giảm dần.

– Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân:

+ Bán kính nguyên tử và tính kim loại của các nguyên tố giảm dần.

+ Giá trị độ âm điện và tính phi kim của các nguyên tố tăng dần.

1.3. Bảng tuần hoàn và cấu tạo nguyên tử

Các cấu hình electron trong nguyên tử và vị trí của các nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn có mối quan hệ qua lại với nhau.

– Số thứ tự của ô nguyên tố = tổng số e của nguyên tử

– Số thứ tự của chu kì = số lớp e

– Số thứ tự của nhóm:

+ Nếu cấu hình e lớp ngoài cùng có dạng nsansp thì nguyên tố thuộc nhóm (a+b) A

+ Nếu cấu hình e kết thúc ở dạng (n-1)dxnsy thì nguyên tố thuộc nhóm B:

  • Nhóm (x+y)B nếu 3 ≤ (x + y) ≤ 7.
  • Nhóm VIIIB nếu 8 ≤ (x + y) ≤ 10.
  • Nhóm (x + y – 10)B nếu 10 < (x + y).

1.4. Định luật tuần hoàn

Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.