Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Hóa học 10 KNTT Bài 4: Ôn tập chương 1

1.1. Hạt nhân

a. Hạt neutron

– Khối lượng = 1,6748.10-27kg

– Neutron không mang điện tích.

b. Hạt proton

– Proton mang điện tích 1+

Có Z proton thì điện tích của hạt nhân bằng Z+ và số đơn vị điện tích hạt nhân bằng Z.

– Có khối lượng = 1,6726.10-27kg

– Nguyên tử trung hoà về điện nên số proton trong hạt nhân bằng số electron của nguyên tử

Số đơn vị điện tích hạt nhân Z = số proton = số electron 

Ví dụ: Nguyên tử Na có: Z =11 → Nguyên tử Na có 11 proton và 11 electron.

1.2. Vỏ nguyên tử

a. Hạt electron

– Khối lượng = 9,1094.10-31 kg

– Điện tích 1- và bằng -1,602.10-19C

b. Một số nguyên lý

– Nguyên lý vững bền: Ở trạng thái cơ bản, trong nguyên tử các electron chiếm lần lượt các obitan có mức năng lượng từ thấp đến cao.

– Nguyên lý Pauli: Trên 1 obitan có tối đa 2e và 2e này chuyển động tự quay khác chiều nhau:

– Quy tắc Hund: Trong 1 phân lớp, các electron sẽ phân bố trên các obitan sao cho số electron độc thân là tối đa và có chiều tự quay giống nhau.

Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng
Số electron 1,2,3 4 5,6,7 8
Loại nguyên tố Kim loại kim loại hoặc phi kim Phi kim khí hiếm

1.3. Nguyên tố Hóa học

a. Số khối A = số proton Z + số nơtron N. Một cách gần đúng, về trị số số khối bằng nguyên tử khối. Vì khối lượng nguyên tử bẳng tổng khối lượng của các proton, các nơtron, các electron. Nhưng khối lượng của các electron quá nhỏ so với khối lượng hạt nhân, nên đã bỏ qua.

– Số đơn vị điện tích hạt nhân và số khối được coi là những đặc trưng cơ bản của nguyên tử.

b. Kí hiệu nguyên tử: \({}_Z^AX\)

X: Nguyên tố hóa học

A: Số khối của nguyên tố X

Z: Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tố X

– Các nguyên tử của cùng một nguyên tố hoá học có thể có số khối khác nhau vì hạt nhân của các nguyên tử đó có số proton như nhau nhưng có thể có số nơtron khác nhau.

c. Các đồng vị của cùng một nguyên tố hoá học là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau vể số nơtron.

→ A của các đồng vị sẽ khác nhau.

– Các đồng vị được xếp vào cùng 1 ô nguyên tố trong bảng tuần hoàn hóa học.