1.1. Lực hướng tâm
– Dùng một sợi dây nhẹ không dãn buộc vào một cái tẩy. Quay dây sao cho cái tẩy chuyển động tròn trong mặt phẳng nằm ngang có tâm là đầu dây mà tay giữ (Hình 32.1).
Hình 32.1
– Lực (hay hợp lực) tác dụng lên vật chuyển động tròn đều hướng vào tâm quỹ đạo gọi là lực hướng tâm.
1.2. Gia tốc hướng tâm
– Trong chuyển động tròn đều, lực hướng tâm gây gia tốc hướng vào tâm nên gia tốc này được gọi là gia tốc hướng tâm, kí hiệu là aht:
\({a_{ht}} = \frac{{{v^2}}}{r} = {\omega ^2}.r\) (32.1)
– Để tính độ lớn của gia tốc hướng tâm ta sử dụng công thức gia tốc:
\(\overrightarrow a = \frac{{\Delta \overrightarrow v }}{{\Delta t}}\)
Hình 32.2
– Khi vật chuyển động tròn đều từ A đến B trong thời gian \({\Delta t}\) thì độ dịch chuyển của vật là vectơ \(\overrightarrow {AB} \) (Hình 32.2a), có độ lớn là: d= v. \({\Delta t}\).
– Gọi VA và VB là các vectơ vận tốc tức thời tại A và B. Vì chuyển động là tròn đều nên các vectơ này có độ lớn không đổi, chỉ thay đổi về hướng. Sự thay đổi về hướng được biểu diễn bằng vectơ \(\Delta \overrightarrow v = {\overrightarrow v _B} – {\overrightarrow v _A}\) (Hình 32.2b).
– Tam giác AOB ở Hình 32.2a và tam giác EAC ở Hình 32.2b là hai tam giác cân đồng dạng nên:
\(\frac{{\Delta v}}{v} = \frac{{AB}}{r} \to \frac{{\Delta v}}{v} = \frac{{v.\Delta t}}{r}\)
– Suy ra: \({a_{ht}} = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}} = \frac{{{v^2}}}{r}\)
Vì \(v = \omega .r\) nên: \({a_{ht}} = \frac{{{v^2}}}{r} = {\omega ^2}.r\)
1.3. Công thức độ lớn lực hướng tâm
– Theo định luật 2 Newton và công thức tính độ lớn của gia tốc hướng tâm ở trên ta có công thức tính độ lớn lực hướng tâm:
\({F_{ht}} = m.{a_{ht}} = \frac{{m{v^2}}}{r} = m.{\omega ^2}.r\) (32.2)
Ví dụ về lực hướng tâm: Một vật nhỏ buộc vào đầu một sợi dây, nếu quay đều và nhanh, sợi dây gần như quay trong mặt phẳng nằm ngang (Hình 32.3). Nếu quay đều và chậm, sợi dây quét thành một mặt nón (Hình 32.4).