Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Vật Lý 10 KNTT Bài 28: Động lượng

1.1. Động lượng

– Để xác định trạng thái chuyển động của một vật về mặt động lực học, người ta đưa vào một đại lượng vật lí liên quan đến khối lượng và vận tốc của vật, đại lượng này gọi là động lượng.

– Động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc \(\overrightarrow v \) là đại lượng được xác định bởi công thức:

\(\overrightarrow P \) = m.\(\overrightarrow v \)      (28.1)

– Động lượng là một đại lượng vectơ có cùng hướng với vận tốc của vật

– Đơn vị động lượng là: kg.m/s.

⇒ Vật có khối lượng và vận tốc càng lớn thì sự truyền chuyển động trong trong tác với các vật khác càng mạnh. Vậy động lượng là đại lượng đặc trưng cho sự truyền chuyển động giữa các vật tương tác với nhau.

1.2. Xung lượng của lực

a. Xung lượng

– Khi một lực \(\overrightarrow F \) tác dụng lên một vật trong khoảng thời gian ngắn \(\Delta t\) thì tích \(\overrightarrow F .\Delta t\) được định nghĩa là xung lượng của lực \(\overrightarrow F \) trong khoảng thời gian At ấy (Lực \(\overrightarrow F \) được xem là không đổi trong khoảng thời gian tác dụng ngắn \(\Delta t\)).

– Đơn vị xung lượng của lực là N.s.

b. Liên hệ giữa xung lượng của lực và độ biến thiên động lượng

– Giả sử có một lực \(\overrightarrow F \) (không đổi) tác dụng lên một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc \(\overrightarrow {{V_1}} \) . Trong khoảng thời gian tác dụng \(\Delta t\), vận tốc của vật biến đổi thành \(\overrightarrow {{V_2}} \) nghĩa là vật đã có gia tốc:

\(a = \frac{{\overrightarrow {{V_2}}  – \overrightarrow {{V_1}} }}{{\Delta t}}\)

– Theo định luật II Newton:

\(\overrightarrow F  = m.\overrightarrow a  = m.\frac{{\overrightarrow {{V_2}}  – \overrightarrow {{V_1}} }}{{\Delta t}}\)

Suy ra:

\(\overrightarrow F .\Delta t = m.\overrightarrow {{v_2}}  – m.\overrightarrow {{v_1}}  = \overrightarrow {{p_2}}  – \overrightarrow {{p_1}} \)     (28.2)

– Về trái của (28.2) chính là xung lượng của lực trong khoảng thời gian \({\Delta t}\), còn về phải là độ biến thiên động lượng của vật.

– Từ (28.2), ta có thể viết: \(\overrightarrow F .\Delta t = \Delta \overrightarrow p \) (28.3)

– Công thức (28.3) cho thấy: Xung lượng của lực tác dụng lên vật trong một khoảng thời gian bằng độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó.

c. Dạng tổng quát của định luật II Newton

– Từ (28.3), ta có thể viết: \(\overrightarrow F  = \frac{{\Delta \overrightarrow p }}{{\Delta t}}\)       (28.4)

– Công thức (28.4) cho thấy: Lực tổng hợp tác dụng lên vật bằng tốc độ thay đổi động lượng của vật.

– Phát biểu trên được xem như một cách diễn đạt khác của định luật II Newton.

– Động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc \(\overrightarrow v \) là đại lượng được xác định bởi công thức: \(\overrightarrow p  = m.\overrightarrow v \).

– Động lượng là đại lượng đặc trưng cho sự truyền trong tác giữa các vật.

– Tích \(\overrightarrow F .\Delta t\) được gọi là xung lượng của lực tác dụng trong khoảng thời gian ngắn \(\overrightarrow F .\Delta t\) và bằng độ biến thiên động lượng của vật trong thời gian đó: \(\overrightarrow F .\Delta t = \Delta \overrightarrow p \)