1.1. Năng lượng. Công cơ học
– Năng lượng có thể chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác, hoặc truyền từ vật này sang vật khác và luôn được bảo toàn.
– Công là số đo phần năng lrợng được truyền hoặc chuyển hoá trong quá trình thực hiện công.
– Công có đơn vị là jun (J): 1J = 1N.1m
– Công thức tính công: A = F.s.cos\(\alpha \)
1.2. Công suất
Công suất là đại lượng đặc trưng cho tốc độ sinh công, được đo bằng công sinh ra trong một giấy và có đơn Vị là oát (W):
\({\rm P} = \frac{A}{t}\)
Liên hệ giữa công suất với lực và tốc độ: P = F.v
Công suất trung bình: \({\rm P} = \frac{A}{t} = \frac{{F.s}}{t} = F.{v_t}\)
Công suất tức thời: \({{\rm P}_t} = F.{v_t}\)
1.3. Động năng, thế năng
– Động năng là năng lượng mà vật có được do chuyển động: \({W_d} = \frac{1}{2}m.{v^2}\) có giá trị bằng công của lực làm cho vật chuyển động từ trạng thái đứng yên đến khi đạt được tốc độ đó.
– Thế năng của vật trong trường trọng lực là năng lượng hru trữ trong vật do độ cao của vật so với gốc thế năng: Wt = m.g.h, có giá trị bằng công của lực để đưa vật từ gốc thế năng đến độ cao đó.
1.4. Cơ năng và định luật bảo toàn cơ năng
– Động năng và thế năng của vật có thể chuyển hoá qua lại lẫn nhau.
– Cơ năng của một vật là tổng của động năng và thế năng. Nếu vật chuyển động trong trọng trường chỉ chịu tác dụng bởi trọng lực thì cơ năng của nó được bảo toàn.
1.5. Hiệu suất
– Luôn tồn tại năng lượng hao phí trong các quá trình chuyển hóa năng lượng.
– Hiệu suất được định nghĩa theo công thức:
\(H = \frac{{{W_{ci}}}}{{{W_{tp}}}}.100\% = \frac{{{P_{ci}}}}{{{P_{tp}}}}.100\% \)