1.1. Các bước giải chính
– Chọn vật khảo sát chuyển động. Biểu diễn các lực tác dụng lên vật, trong đó làm rõ phương, chiều và điểm đặt của từng lực.
– Chọn hai trục vuông góc Ox và Oy; trong đó trục Ox cùng hướng với chuyển động của vật hay cùng hướng với lực kéo khi vật đứng yên. Phân tích các lực theo hai trục này. Áp dụng định luật 2 Newton theo hai trục toạ độ Ox và Oy.
\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{Ox:{\rm{ }}{F_x} – {F_{1x}}{\rm{ }} + {\rm{ }}{F_{2x}}{\rm{ }} + … = m.{a_x}{\rm{ }}\left( 1 \right)}\\
{Oy:{\rm{ }}{F_y} = {F_{1y}}{\rm{ }} + {\rm{ }}{F_{2y}}{\rm{ }} + {\rm{ }}.. = 0{\rm{ }}\left( 2 \right)}
\end{array}} \right.\)
– Giải hệ phương trình (1) và (2) để tìm gia tốc hay tìm lực, tuỳ từng bài toán.
1.2. Các loại bài toán
a. Bài toán xác định gia tốc của vật khi biết lực tác dụng vào vật
Ví dụ. Một người đẩy một thùng hàng, khối lượng 50 kg, trượt trên sàn nhà. Lực đẩy có phương nằm ngang với độ lớn là 180 N. Tính gia tốc của thùng hàng, biết hệ số ma sát trượt giữa thùng hàng và sàn nhà là 0,25. Lấy g = 9,8 m/s2.
Giải
Thùng hàng chịu tác dụng của bốn lực: trọng lực \(\overrightarrow P \), lực đẩy \(\overrightarrow F \), phản lực \(\overrightarrow N \) và lực ma sát trượt \(\overrightarrow F \)ms của sàn (Hình 20.1a).
Coi thùng hàng như một chất điểm (Hình 20.1b).
Hình 20.1
Áp dụng định luật 2 Newton cho chuyển động của vật theo hai trục Ox, Oy:
\(\left\{ \begin{array}{l}
Ox:{\rm{ }}{F_x} – F – {\rm{ }}{F_{ms}}{\rm{ }} = {\rm{ }}m.{a_x}{\rm{ }} – {\rm{ }}ma{\rm{ }}\left( 1 \right){\rm{ }}\\
Oy:{\rm{ }}{F_y} = N – P = 0
\end{array} \right.\)
Giải hệ phương trình:
N=m.g = 50.9,8 = 490 N
Fms = \(\mu \). N = 0,25.490 = 122,5 N
\(a = \frac{{F – {F_{ms}}}}{m} = \frac{{180 – 122,5}}{{50}} = 1,15m/{s^2}\)
Thùng hàng trượt với gia tốc a= 1,15 m/s2 cùng chiều với trục Ox.
b. Bài toán xác định lực tác dụng vào vật khi biết gia tốc
Ví dụ 1. Một người dùng dây buộc để kéo một thùng gỗ theo phương nằm ngang bằng một lực \(\overrightarrow F \) (Hình 20.2). Khối lượng của thùng là 35 kg. Hệ số ma sát giữa sàn và đáy thùng là 0,3. Lấy g = 9,8 m/s2.
Tính độ lớn của lực kéo trong hai trường hợp:
a) Thùng trượt với gia tốc 0,2 m/s2.
b) Thùng trộn đều.
Hình 20.2
Giải
Thùng chịu tác dụng của bốn lực: trọng lực \(\overrightarrow P = m.\overrightarrow g \), lực kéo \(\overrightarrow F \), phản lực \(\overrightarrow N \) và lực ma sát trượt \(\overrightarrow Fms \) của mặt sản (Hình 20.3a).
Hinh 20.3
Coi thùng như một chất điểm (Hình 20.3b) và áp dụng định luật 2 Newton cho các lực thành phần theo các phương Ox, Oy.
\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
\begin{array}{l}
Ox:{\rm{ }}{F_x}{\rm{ }} = {\rm{ }}F – {\rm{ }}{F_{ms}}{\rm{ }} = {\rm{ }}m{a_x}{\rm{ }} = {\rm{ }}ma{\rm{ }}\left( 1 \right){\rm{ }}\\
Oy:{\rm{ }}{F_y} = N – P = 0{\rm{ }}\left( 2 \right)
\end{array}\\
{{F_{ms}} = \mu N\;}
\end{array}} \right.\)
Giải hệ phương trình:
Từ (2) → N = mg
Suy ra: Fms = \(\mu \)N = \(\mu \)mg
Thay vào (1), ta được:
F = m.a + \(\mu \).m.g
F = m(a + \(\mu \).g)
a) Thùng trượt với gia tốc a= 0,2 m/s2
F= m(a + \(\mu \).g) = 35(0,2 +0,3.9,8) = 109,9 N.
b) Thùng trượt đều (a = 0)
F= \(\mu \)m.g = 0,3.35.9,8 = 102,9 N.
Ví dụ 2. Một chiếc hộp gỗ được thả trượt không vận tốc ban đầu, từ đầu trên của một tấm gỗ dài L= 2 m. Tấm gỗ đặt nghiêng 30° so với phương ngang. Hệ số ma sát giữa đáy hộp và mặt gỗ là 0,2. Lấy g = 9,8 m/s2. Hỏi sau bao lâu thì hộp trượt xuống đến đầu dưới của tấm gỗ?
Giải
Hộp (coi là chất điểm) chịu tác dụng của ba lực: trọng lực \(\overrightarrow P \), phản lực \(\overrightarrow N \) và lực ma sát trượt \(\overrightarrow Fms \)
Hình 20.4
Phân tích trọng lực \(\overrightarrow P \) thành hai lực thành phần \(\overrightarrow Px \), \(\overrightarrow Py \) (Hình 20.4b) và áp dụng định luật 2 Newton theo hai trục Ox, Oy:
\(\left\{ \begin{array}{l}
Ox:{\rm{ }}{F_x}{\rm{ }} = {\rm{ }}m.g.sin\alpha – {F_{ms}} = m{a_x} = ma{\rm{ }}\left( 1 \right){\rm{ }}\\
Oy:{\rm{ }}{F_y} – N – m.g.cos\alpha {\rm{ }} = {\rm{ }}0\,\,\,(2)\\
{F_{ms}}{\rm{ }} = {\rm{ }}\mu N
\end{array} \right.\)
Giải hệ phương trình: \(a = g(\sin \alpha – \mu \cos \alpha )\)
Thay số, ta được: a = g(sin30o – 0,2cos30o)= 3,2 m/s2
Hộp trượt xuống với gia tốc a= 0,64 m/s2, cùng chiều với trục Ox.
Áp dụng công thức:
\(L = \frac{1}{2}a{t^2} \to t = \sqrt {\frac{{2L}}{a}} = \sqrt {\frac{{2.2}}{{3,2}}} \approx 1,1s\)