Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Vật Lý 10 KNTT Bài 16: Định luật III Newton

1.1. Định luật III Newton

a. Lực tương tác giữa hai vật

– Khi một vật tác dụng lên vật khác một lực thì vật đó cũng bị vật kia tác dụng ngược trở lại một lực.

→ Ta nói giữa 2 vật có sự tương tác.

Hình 16.1. Thí nghiệm về sự tương tác giữa các vật

b. Định luật 3 Newton

– Trong mọi trường hợp, khỉ vật A tác dụng lên vật B một lực thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này là hai lực trực đối (Hình 16.2).

\({\overrightarrow F _{AB}} =  – {\overrightarrow F _{BA}}\)

Hình 16.2. Cặp lực và phản lực

Hai lực trực đối là hai lực tác dụng theo cùng một đường thắng, ngược chiều nhau, có độ lớn bằng nhau và điểm đặt lên hai vật khác nhau.

Khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này là hai lực trực đối.

\({\overrightarrow F _{AB}} =  – {\overrightarrow F _{BA}}\)

1.2. Các đặc điểm của lực và phản lực

– Theo định luật III Newton, trong tương tác giữa hai vật, một lực gọi là lực tác dụng còn lực kia gọi là phản lực.

– Đặc điểm của lực và phản lực:

+ Lực và phản lực luôn luôn xuất hiện (hoặc mất đi) đồng thời.

+ Lực và phản lực có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều.

+ Hai lực có đặc điểm như vậy gọi là hai lực trực đối.

+ Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau.