1.1. Lực tương tác giữa các điện tích
– Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, các điện tích trái dấu thì hút nhau.
– Lực hút hoặc đẩy giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
\(F = k\frac{{|{q_1}{q_2}|}}{{{r^2}}}\);
\(k = {9.10^9}\frac{{N.{m^2}}}{{{C^2}}}\)
– Đơn vị đo điện tích là culông (C).
1.2. Điện trường
– Điện trường là trường lực được tạo ra bởi diện tích, là dạng vật chất tồn tại quanh diện tích và truyền tương tác giữa các điện tích.
– Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho điện trường tại điểm đang xét về mặt tác dụng lực
\(\overrightarrow E = \frac{{\overrightarrow F }}{q}\)
– Cường độ điện trường của một điện tích điểm trong chân không có độ lớn
\(E = \frac{F}{q} = k\frac{{\left| Q \right|}}{{{r^2}}}\)
1.3. Điện thế, hiệu điện thế, tụ điện
– Thế năng của một điện tích q trong điện trường đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường khi đặt điện tích q tại điểm đang xét
WM = VMq
– Điện thể tại một điểm trong điện trường đặc trưng cho điện trưởng tại điểm đó về thế năng
\({V_M} = \frac{{{A_{M\infty }}}}{q} = \frac{{{W_M}}}{q}\)
– Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N trong điện trường đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường khi di chuyển diện tích từ M đến N
\({U_{MN}} = {V_M} – {V_N} = \frac{{{A_{MN}}}}{q}\)
Đơn vị của điện thể và hiệu điện thế là vốn, kí hiệu là V.
– Điện dung của tụ điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện ở một hiệu điện thế nhất định
\(C = \frac{Q}{U}\)
Đơn vị của điện dung là fara, kí hiệu F.
– Điện dung của n tụ điện ghép song song
C = C1 + C2+…+Cn
– Điện dung n tụ điện ghép nối tiếp
\(\frac{1}{C} = \frac{1}{{{C_1}}} + \frac{1}{{{C_2}}} + …\)
– Năng lượng của tụ điện
\(W = \frac{{C{U^2}}}{2} = \frac{{{Q^2}}}{{2C}} = \frac{{QU}}{2}\)