Bật tắt bảng chọn
ONTHITHPT
Toggle preferences menu
Bật tắt bảng chọn cá nhân
Chưa đăng nhập
Địa chỉ IP của bạn sẽ được hiển thị công khai nếu bạn thực hiện bất kỳ sửa đổi nào.

Vật lý 12 Bài 39: Phản ứng nhiệt hạch

Từ ONTHITHPT

2.1. Cơ chế của phản ứng nhiệt hạch

a. Phản ứng nhiệt hạch là gì?

- Phản ứng nhiệt hạch là phản ứng trong đó hai hay nhiều hạt nhân nhẹ tổng hợp lại thành một hạt nhân nặng hơn.

\(_{1}^{2}H + \ _{1}^{3}H \rightarrow \ _{2}^{4}He + \ _{0}^{1}n\)

- Năng lượng tỏa ra trong mỗi phản ứng này vào khoảng 17,6 MeV.

b. Điều kiện thực hiện

- Phải biến đổi hỗn hợp nhiên liệu chuyển sang trạng thái plasma tạo bởi các hạt nhân và các electron tự do.

- Phải đưa nhiệt độ của trạng thái plasma lên rất cao (nhiệt độ cao khoảng 100 triệu độ).

- Mật độ hạt nhân trong plasma phải đủ lớn.

- Thời gian duy trì trạng thái plasma ở nhiệt độ cao 100 triệu độ phải đủ lớn.

2.2. Năng lượng nhiệt hạch

- Năng lượng toả ra bởi các phản ứng nhiệt hạch được gọi là năng lượng nhiệt hạch.

- Người ta chủ yếu quan tâm đến các phản ứng trong đó các hạt nhân hiđrô tổng hợp thành hạt nhân hêli.

\(_{1}^{1}H + \ _{1}^{3}H \rightarrow \ _{2}^{4}He\)

\(_{1}^{2}H + \ _{1}^{2}H \rightarrow \ _{2}^{4}He\)

\(_{1}^{2}H + \ _{1}^{3}H \rightarrow \ _{2}^{4}He+_{0}^{1}\textrm{n}\)

- Năng lượng nhiệt hạch là nguồn gốc năng lượng của Mặt Trời và hầu hết các sao.

- Những ưu việt của năng lượng nhiệt hạch:

+ Năng lượng toả ra trong phản ứng nhiệt hạch rất lớn. 

+ Nguồn nhiên liệu nhiệt hạch có trong thiên nhiên dồi dào gần như là vô tận.

+ Chất thải từ phản ứng nhiệt hạch không làm ô nhiễm môi trường.