Bật tắt bảng chọn
ONTHITHPT
Toggle preferences menu
Bật tắt bảng chọn cá nhân
Chưa đăng nhập
Địa chỉ IP của bạn sẽ được hiển thị công khai nếu bạn thực hiện bất kỳ sửa đổi nào.

Toán 12 Bài 6: Bất phương trình mũ và bất phương trình lôgarit

Từ ONTHITHPT

2.1. Bất phương trình mũ

a) Phương pháp đưa về cùng cơ số

- Nếu \(a>1\):

+ \(a^x>a^y\Leftrightarrow x>y\)

+ ​\(a^{f(x)}>a^{g(x)}\Leftrightarrow f(x)>g(x)\)

- Nếu \(0 < a < 1\)

+ \({a^{f(x)}} > {a^{g(x)}} \Leftrightarrow f(x) > g(x)\)

b) Phương pháp lôgarit hóa

- Nếu \({a^{f(x)}} > b{\rm{ }}(1)\)

\((1) \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} \left\{ \begin{array}{l} a > 1\\ f(x) > {\log _a}b \end{array} \right.\\ \left\{ \begin{array}{l} 0 < a < 1\\ f(x) < {\log _a}b \end{array} \right. \end{array} \right.\)

- Nếu \({a^{f(x)}} > {b^{g(x)}}{\rm{ }}(2)\)

\((2) \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} \left\{ \begin{array}{l} a > 1\\ f(x) > g(x).{\log _a}b \end{array} \right.\\ \left\{ \begin{array}{l} 0 < a < 1\\ f(x) < g(x).{\log _a}b \end{array} \right. \end{array} \right.\)

c) Phương pháp đặt ẩn phụ

- Kiểu 1: Đặt 1 ẩn đưa về phương trình theo 1 ẩn mới

+ \(a.m^{2f(x)}+b.m^{f(x)}+c>0\)​: Đặt \(t=m^{f(x)}\), ta có \(at^2+bt+c>0\)

+ \(a.m^{f(x)}+b.n^{f(x)}+c>0\) trong đó \(m.n=1\): Đặt \(t=m^{f(x)}\), ta có \(a.t+b.\frac{1}{t}+c>0\)\(\Leftrightarrow at^2+ct+b>0\)

+  \(a.m^{2f(x)}+b.m^{f(x)}.n^{g(x)}+c.n^{g(x)}>0\)

+ Chia cả 2 vế cho \(n^{2g(x)}\), ta có:

+ ​\(a.\left [ \frac{m^{f(x)}}{n^{g(x)}} \right ]^2+b.\frac{m^{f(x)}}{n^{g(x)}} +c>0\)

+ Đặt \(t=\frac{m^{f(x)}}{n^{g(x)}}\), ta có \(at^2+bt+c>0\)

- Kiểu 2: Đặt 1 ẩn nhưng không làm mất ẩn ban đầu. Khi đó, xử lý phương trình theo các cách sau:

+ Đưa về bất phương trình tích.

+ Xem ẩn ban đầu như là tham số.

- Kiểu 3: Đặt nhiều ẩn. Khi đó xử lý phương trình theo các cách sau:

+ Đưa về bất phương trình tích.

+ Xem 1 ẩn là tham số.

d) Phương pháp hàm số

- Xét hàm số \(y=a^x\):

+ Nếu \(a>1\): \(y=a^x\) đồng biến trên \(\mathbb{R}.\)

+ Nếu \(0 < a < 1:y = {a^x}\) nghịch biến trên \(\mathbb{R}.\)

- Tổng của hai hàm số đồng biến (NB) trên D là hàm số đồng biến (NB) trên D.

- Tích của hai hàm số đồng biến và nhận giá trị dương trên D là hàm số đồng biến trên D.

- Cho hàm số \(f(x)\) và \(g(x)\), nếu:

+ \(f(x)\)đồng biến trên D.

+ \(g(x)\) ​nghịch biến trên D.

⇒ \(f(x)-g(x)\) đồng biến trên D.

2.2. Bất phương trình lôgarit

a) Phương pháp đưa về cùng cơ số

- Với \(a>1:\) \(\log_a \ f(x) >\log_a \ g(x)\)\(\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} f(x)>g(x)\\ g(x)>0 \end{matrix}\right.\) Với \(0 < a < 1:{\log _a}f(x) > {\log _a}g(x) \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} f(x) < g(x)\\ f(x) > 0 \end{array} \right.\)

b) Phương pháp mũ hóa

- Xét bất phương trình: \(\log_a \ f(x)> b \ \ (1)\) với \(0 < x \ne 1\)

+ ​\(a>1, \ \ (1)\Leftrightarrow f(x)>a^b\)

+ ​\(0 < a < 1,(1) \Leftrightarrow 0 < f(x) < {a^b}\)

c) Phương pháp đặt ẩn phụ

- Các kiểu đặt ẩn phụ: 

+ Kiểu 1: Đặt 1 ẩn và đưa về phương trình theo một ẩn mới.

+ Kiểu 2: Đặt 1 ẩn và không làm mất ẩn ban đầu.

- Xem ẩn ban đầu là tham số

- Bất phương trình tích

- Kiểu 3: Đặt nhiều ẩn

d) Phương pháp hàm số

- Xét hàm số \(y = {\log _a}x\,(0 < a \ne 1):\)

+ \(a>1, y =\log_a x\) đồng biến trên \((0;+\infty )\).

+ ​\(0 < a < 1,y = {\log _a}x\) nghịch biến trên  \((0;+\infty )\).

- Xét hai hàm số \(f(x)\) và \(g(x):\)

+ Nếu \(f(x)\) và \(g(x)\) là hai hàm số đồng biến (nghịch biến) trên tập D thì \(f(x)+g(x)\) là hàm số đồng biến (nghịch biến) trên tập D.

+ Nếu \(f(x)\) và \(g(x)\) là hai hàm số đồng biến trên tập D và \(f(x).g(x)>0\) thì \(f(x).g(x)\) là hàm số đồng biến trên tập D.

+ Nếu \(f(x)\) đồng biến trên D, \(g(x)\) nghịch biến trên D:

+ \(f(x)-g(x)\) đồng biến trên D.

+ \(f(x)-g(x)\) nghịch biến trên D.