Bật tắt bảng chọn
ONTHITHPT
Toggle preferences menu
Bật tắt bảng chọn cá nhân
Chưa đăng nhập
Địa chỉ IP của bạn sẽ được hiển thị công khai nếu bạn thực hiện bất kỳ sửa đổi nào.

Toán 12 Bài 2: Cực trị của hàm số

Từ ONTHITHPT


2.1. Định nghĩa

- Cho hàm số \(y=f(x)\) liên tục trên khoảng (a;b) và điểm \(x_0\in(a;b)\):

+ Hàm số \(f(x)\) đạt cực đại tại \(x_0\) nếu \(f(x_0)>f(x) \ \forall x\in (x_0-h,x_0+h) \setminus \{ x_0 \},h>0\)

+ Hàm số \(f(x)\) đạt cực tiểu tại x0 nếu \(f(x_0)0.

2.2. Điều kiện cần và điều kiện đủ để hàm số có cực trị

a) Điều kiện cần để hàm số có cực trị

- \(f(x)\) đạt cực trị tại \(x_0\), có đạo hàm tại \(x_0\) thì \(f'(x_0)=0\).

b) Điều kiện đủ để hàm số có điểm cực đại và cực tiểu

- Điều kiện thứ nhất: Cho hàm số \(y=f(x)\) liên tục trên khoảng \(K = ({x_0} - h;{x_0} + h)\,(h > 0)\) và có đạo hàm trên K hoặc trên \(K\backslash \{ x_0 \}\):

+ Nếu \(\begin{cases} f'(x) < 0 \; \forall x \in (x_0 - h; x_0) \\ f'(x) > 0 \; \forall x \in (x_0; x_0 + h) \end{cases}\) thì x0 là điểm cực tiểu của hàm số \(f(x)\).

+ Nếu \(\begin{cases} f'(x) > 0 \; \forall x \in (x_0 - h; x_0) \\ f'(x) < 0 \; \forall x \in (x_0; x_0 + h) \end{cases}\) thì x0 là điểm cực đại của hàm số \(f(x)\).

- Cách phát biểu khác dễ hiểu hơn: Đi từ trái sang phải

+ Nếu \(f'(x)\) đổi dấu từ - sang + khi qua \(x_0\) thì \(x_0\) là điểm cực tiểu.

+ Nếu \(f'(x)\) đổi dấu từ + sang - khi qua \(x_0\) thì \(x_0\) là điểm cực đại.

- Điều kiện thứ hai: Cho hàm số \(y=f(x)\) có đạo hàm cấp hai trên khoảng \(K = ({x_0} - h;{x_0} + h)\,(h > 0)\):

+ Nếu \(f'(x_0)=0\), \(f''(x_0)<0\) thì \(x_0\) là điểm cực đại của hàm số \(f(x)\).

+ Nếu \(f'(x_0)=0\), \(f''(x_0)>0\) thì \(x_0\) là điểm cực tiểu của hàm số \(f(x)\).

2.3. Qui tắc tìm cực trị

a) Quy tắc 1

- Tìm tập xác định.

- Tính \(f'(x)\). Tìm các điểm tại đó \(f'(x)=0\) hoặc \(f'(x)\) không xác định.

- Lập bảng biến thiên.

- Từ bảng biến thiên suy ra các điểm cực đại, cực tiểu.

b) Quy tắc 2

- Tìm tập xác định.

- Tính \(f'(x)\). Tìm các nghiệm xi của phương trình \(f'(x)=0\).

- Tính \(f''(x)\) và \(f''(x_i)\) suy ra tính chất cực trị của các điểm xi.

- Chú ý: nếu \(f''(x_i)=0\) thì ta phải dùng quy tắc 1 để xét cực trị tại xi.