Bật tắt bảng chọn
ONTHITHPT
Toggle preferences menu
Bật tắt bảng chọn cá nhân
Chưa đăng nhập
Địa chỉ IP của bạn sẽ được hiển thị công khai nếu bạn thực hiện bất kỳ sửa đổi nào.

Toán 11 Chân trời sáng tạo Bài 2: Phép tính lôgarit

Từ ONTHITHPT

1.1. Khái niệm lôgarit

Cho hai số thực dương a, b với a \(\ne\) 1. Số thực ở thoả mãn đẳng thức \(a^n = b\) được gọi là lôgarit cơ số a của b và kí hiệu là \(\log_a b\).

\[\alpha  = {\log _a}b \Leftrightarrow {a^\alpha } = b.\]

 

Chú ý: 

+) Biểu thức \(\log_a b\) chỉ có nghĩa khi a > 0, a \(\ne\) 1 và b > 0.

+) Từ định nghĩa lôgarit, ta có:

Với \(0 < a \ne 1, M> 0\) và \(\alpha \) là số thực tuỳ ý, ta có:

\(\begin{array} {} \log_a1 = 0;{\log _a}a = 1;\\ {a^{{{\log }_a}b}} = b;{\log _a}{a^b } = b. \end{array}\)

 

1.2. Tính lôgarit bằng máy tính cầm tay

Sử dụng máy tính cầm tay, ta có thể tính nhanh giá trị của các lôgarit.

Chú ý:

+) Lôgarit cơ số 10 được gọi là lôgarit thập phân. Ta viết log N hoặc lg N thay cho \(\log_{10} N\).

+) Lôgarit cơ số e còn được gọi là lôgarit tự nhiên. Ta viết ln N thay cho \(\log_e N\).

 

1.3. Tính chất của phép tính lôgarit

Cho các số thực dương a, M, N với a \(\ne\) 1, ta có:

\(\begin{array}{*{20}{l}} {{\log_a}\left( {MN} \right){\rm{ = }}{\log_a}M + {\rm{ }}{\log_a}N;}\\ {{\log_a}{M\over N} = {\log_a}M - {\log_a}N;}\\ {{\log_a}{M^\alpha }{\rm{ = }}\alpha {\log_a}M.} \end{array}\)

Đặc biệt, với a, M, N với a \(\ne\) 1, ta có:

\({\log_a}{1\over N} = {-\log_a}N \);

\({\log _a}\sqrt[n]{M} = \frac{1}{n}{\log _a}M\)

 

1.4. Công thức đổi cơ số

Cho các số thực dương a, b, N với a \(\ne\) 1, b \(\ne\) 1, ta có:

\[{\log _a}N = \frac{{{{\log }_b}N}}{{{{\log }_b}a}}.\]

 

Đặc biệt, ta có:

\({\log _a}N = \frac{1}{{{{\log }_N}a}}, N\ne 0\);

\({\log _{a^\alpha}}N = \frac{1}{\alpha}{{{\log }_a}N}, \alpha\ne 0\).