Bật tắt bảng chọn
ONTHITHPT
Toggle preferences menu
Bật tắt bảng chọn cá nhân
Chưa đăng nhập
Địa chỉ IP của bạn sẽ được hiển thị công khai nếu bạn thực hiện bất kỳ sửa đổi nào.

Toán 11 Cánh Diều Chương 3 Bài 2: Giới hạn của hàm số

Từ ONTHITHPT

1.1. Giới hạn hữu hạn của hàm số tại một điểm

a. Định nghĩa

 Cho khoảng K chứa điểm \(x_0\) và hàm số \(y = f(x)\) xác định trên \(K\) hoặc trên \(K\setminus \{x_0\}\).

 Hàm số \(f(x)\) có giới hạn là số L khi x dần tới \(x_0\) nếu với dãy số (\(x_n\) bất kì, \(x_n\in K\setminus \{x_0\}\) và \(x_n \to x_0\), thì \(f(x_n) \to L\).

 Kí hiệu: \(\lim \limits_{x \to {x_0} }f(x) = L\) hay  \(f(x) \to L\) khi \(x \to x_0\).

 

Nhận xét: \(\lim \limits_{x \to {x_0} }x ={x_0}\)\(\lim \limits_{x \to {x_0} }c ={c}\) (c là hằng số)

 

b. Phép toán về giới hạn hữu hạn của hàm số

Ta thừa nhận định lí sau:

 - Nếu \(\underset{x\to {{x}_{0}}}{\mathop{\lim }}\,f(x)=L,\underset{x\to {{x}_{0}}}{\mathop{\lim }}\,g(x)=M(L,M\in R)\) thì

 + \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {{x}_{0}} } [f(x) + g(x)] = L + M\)        

 + \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {{x}_{0}} } [f(x) - g(x)] = L - M\)

 + \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {{x}_{0}} } [f(x).g(x)] = L.M\)                    

 + \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {{x}_{0}} } \frac{{{f(x)}}}{{{g(x)}}} = \frac{L}{M}{\rm{ (}}M \ne 0)\)

 - Nếu \({f(x)} \ge 0\) và \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {{x}_{0}} } ​ {f(x)} = L\) thì

\(L\ge 0\) và \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {{x}_{0}} } \sqrt {{f​(x)}} = \sqrt L\)

 

c. Giới hạn một phía

 - Cho hàm số \(y = f(x)\)  xác định trên \((a;{x_0})\).

 Số \(L\) gọi là giới hạn bên trái của hàm số \(y = f(x)\) khi \(x \to {x_0}\) nếu với dãy số \(({x_n})\) bất kì, \(a < {x_n} < {x_0} \) và \({x_n} \to {x_0}\) thì ta có: \(f({x_n}) \to L\).

 Kí hiệu: \(\lim \limits_{x \to x_0^ - } f(x) = L\).

 - Cho hàm số \(y = f(x)\) xác định trên \(({x_0};b)\).

 Số \(L\) gọi là giới hạn bên phải của hàm số \(y = f(x)\) khi \(x \to {x_0}\) nếu với dãy số \(({x_n})\) bất kì \({x_0} < {x_n} < b\) và \({x_n} \to {x_0}\) thì ta có: \(f({x_n}) \to L\).  Kí hiệu: \(\lim \limits_{x \to x_0^ + } f(x) = L\).

 

Chú ý: \(\lim \limits_{x \to {x_0} }f(x) = L\) khi và chỉ khi  \(\lim \limits_{x \to {x_0^-} }f(x) = \lim \limits_{x \to {x_0^+} }f(x) = L\).\

 

1.2. Giới hạn hữu hạn của hàm số tại vô cực

 - Cho hàm số \(y = f(x)\) xác định trên khoảng \((a; +\infty)\).

 Ta nói hàm số \(y = f(x)\) có giới hạn là số L khi \(x \to +\infty\) nếu với dãy số (\(x_n\)) bất kì, \(x_n>a\)  và \(x_n \to +\infty\), ta có \(f(x) \to L\).

 Kí hiệu: \(\lim \limits_{x \to +\infty }f(x) = L\) hay  \(f(x) \to L\) khi \(x \to +\infty\).

 - Cho hàm số \(y = f(x)\) xác định trên khoảng \((-\infty; a)\).

 Ta nói hàm số \(y = f(x)\) có giới hạn là số L khi \(x \to -\infty\) nếu với dãy số (\(x_n\)) bất kì, \(x_n < a\) và \(x_n \to -\infty\), ta có \(f(x) \to L\).

 Kí hiệu: \(\lim \limits_{x \to -\infty }f(x) = L\) hay  \(f(x) \to L\) khi \(x \to -\infty\).

 

Chú ý:

- Với c, k là hằng số và k là số nguyên dương, ta luôn có:

  + \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  \pm \infty }  c = c\)

  + \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  \pm \infty }  \frac{c}{{{x^k}}} = 0\).

- Các phép toán về giới hạn hữu hạn của hàm số \(x \to {x_0}\) vẫn đúng khi \(x \to +\infty \) hoặc \(x \to -\infty \).

1.3. Giới hạn vô cực (một phía) của hàm số tại một điểm

 - Cho hàm số \(y = f(x)\)  xác định trên \((a; {x_0})\).

 Ta nói hàm số \(y = f(x)\) có giới hạn là \(+\infty\) khi \(x \to a^+\) nếu với dãy số \(({x_n})\) bất kì, \({x_n} > a\) và \({x_n} \to a\).

 Ta có: \(f({x_n}) \to +\infty\).

 Kí hiệu: \(\mathop {\lim }\limits_{x \to a^ + } f(x) = +\infty\) hay \(f({x_n}) \to +\infty\) khi \(x \to a^+\).

 - Các trường hợp \(\mathop {\lim }\limits_{x \to a^ + } f(x) = -\infty\);  \(\mathop {\lim }\limits_{x \to a^ - } f(x) = +\infty\);  \(\mathop {\lim }\limits_{x \to a^ - } f(x) = -\infty\) được định nghĩa tương tự.

 

Chú ý: Ta có hai giới hạn cơ bản sau:

  + \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {a^ + }} \frac{1}{{x - a}} =  + \infty \) và \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {a^ - }} \frac{1}{{x - a}} =  - \infty \) \(a\in R\).

 

1.4. Giới hạn vô cực của hàm số tại vô cực

 - Cho hàm số y = f(x) xác định trên khoảng (a; +∞).

Ta nói hàm số y = f(x) có giới hạn là +∞ khi \(x \to +\infty\) nếu với dãy số (xn) bất kì, xn > axn → +∞, ta có f(xn) → +∞.

Kí hiệu  \(\mathop {\lim }\limits_{x \to +\infty } f(x) = +\infty\) hay f(x) →+∞ khi x → +∞.

 - Các trường hợp \(\mathop {\lim }\limits_{x \to +\infty } f(x) = -\infty\);  \(\mathop {\lim }\limits_{x \to -\infty } f(x) = +\infty\);  \(\mathop {\lim }\limits_{x \to -\infty} f(x) = -\infty\)  được định nghĩa tương tự.

 

Chú ý: Ta có ba giới hạn cơ bản sau:

limx+xk=+ với k là số nguyên dương.

limx-xk=+ k là số nguyên dương chẵn.

limx-xk=- k là số nguyên dương lẻ.