Bật tắt bảng chọn
ONTHITHPT
Toggle preferences menu
Bật tắt bảng chọn cá nhân
Chưa đăng nhập
Địa chỉ IP của bạn sẽ được hiển thị công khai nếu bạn thực hiện bất kỳ sửa đổi nào.

Toán 10 Cánh Diều Bài 1: Tọa độ của vectơ

Từ ONTHITHPT

1.1. Toạ độ của một điểm

Để xác định toạ độ của một điểm M tuỳ ý trong mặt phẳng toạ độ Oxy, ta làm như sau:

+ Từ M kẻ đường thẳng vuông góc với trục hoành và cắt trục hoành tại điểm H ứng với số a. Số a là hoành độ của điểm M.

+Từ M kẻ đường thẳng vuông góc với trục tung và cắt trục tung tại điểm K ứng với số b. Số b là tung độ của điểm /M.

Cặp số (a; b) là toạ độ của điểm M trong mặt phẳng toạ độ Oxy. Ta kí hiệu là M(a; b).

1.2. Toạ độ của một vectơ

Toạ độ của điểm M được gọi là toạ độ của vectơ \(\overrightarrow {OM} \).

Nếu \(\overrightarrow {OM} \) có toạ độ (a ; b) thì ta viết \(\overrightarrow {OM} \) = (a; b), trong đó a gọi là hoành độ của vectơ \(\overrightarrow {OM} \) và b gọi là tung độ của vectơ \(\overrightarrow {OM} \) (Hình sau).

+ Với mỗi vectơ \(\overrightarrow u \) trong mặt phẳng toạ độ Oxy, toạ độ của vectơ \(\overrightarrow u \) là toạ độ của điểm A sao cho \(\overrightarrow {OA}  = \overrightarrow u \).

+ Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, nếu \(\overrightarrow u  = \left( {a;b} \right)\) thì \(\overrightarrow u  = a\overrightarrow i  + b\overrightarrow j \). Ngược lại, nếu \(\overrightarrow u  = a\overrightarrow i  + b\overrightarrow j \) thì \(\overrightarrow u  = \left( {a;b} \right)\). 

Chú ý: Với \(\overrightarrow a  = \left( {{x_1};{y_1}} \right)\) và \(\overrightarrow b  = \left( {{x_2};{y_2}} \right)\), ta có: \(\overrightarrow a  = \overrightarrow b  = \left\{ \begin{array}{l}
{x_1} = {x_2}\\
{y_1} = {y_2}
\end{array} \right.\)

Như vậy, mỗi vectơ hoàn toàn được xác định khi biết toạ độ của nó.

Ví dụ: Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, cho điểm A(1; 2) và vectơ \(\overrightarrow u \) = (3 ;- 4).

a) Biểu diễn vectở \(\overrightarrow OA \) qua vectơ \(\overrightarrow i \) và \(\overrightarrow j \).

b) Biểu diễn vectơ \(\overrightarrow u \) qua vectơ \(\overrightarrow i \) và \(\overrightarrow j \).

Giải

a) Vì điểm A có toạ độ là (1 ; 2) nên \(\overrightarrow OA \) = (1; 2). Do đó:

\(\overrightarrow {OA}  = 1\overrightarrow i  + 2\overrightarrow j  = \overrightarrow i  + 2\overrightarrow j \). 

b) Vì \(\overrightarrow u \) =(3; - 4) nên \(\overrightarrow u  = 3\overrightarrow i  + \left( { - 4} \right)\overrightarrow j  = 3\overrightarrow i  - 4\overrightarrow j \).

1.3. Liên hệ giữa toạ độ của điểm và toạ độ của vectơ

Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, cho hai điểm \(A\left( {{x_A};{y_A}} \right)\) và \(B\left( {{x_B};{y_B}} \right)\).

Ta có: \(\overrightarrow {AB}  = \left( {{x_B} - {x_A};{y_B} - {y_A}} \right)\)

Ví dụ: Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, cho ba điểm A(1; 1), B(4; 3), C(-1; -2) không thẳng hàng.

a) Tìm toạ độ của vectơ \(\overrightarrow {AB} \).

b) Tìm toạ độ của điểm D sao cho tứ giác ABCD là hình bình hành.

Giải

a) Ta có: \(\overrightarrow {AB}  = \left( {4 - 1;3 - 1} \right)\). Vậy \(\overrightarrow {AB}  = \left( {3;2} \right)\).

b) Gọi toạ độ của điểm D là \(\left( {{x_D};{y_D}} \right)\), tả có: \(\overrightarrow {DC}  = \left( { - 1 - {x_D}; - 2 - {y_D}} \right)\). 

Tứ giác ABCD là hình bình hành khi và chỉ khi:

\(\overrightarrow {DC}  = \overrightarrow {AB}  \Leftrightarrow \overrightarrow {DC}  = \left( {3;2} \right) \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
 - 1 - {x_D} = 3\\
 - 2 - {y_D} = 2
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{x_D} =  - 4\\
{y_D} =  - 4
\end{array} \right.\)

Vậy D(- 4;- 4).