Bật tắt bảng chọn
ONTHITHPT
Toggle preferences menu
Bật tắt bảng chọn cá nhân
Chưa đăng nhập
Địa chỉ IP của bạn sẽ được hiển thị công khai nếu bạn thực hiện bất kỳ sửa đổi nào.

Tổng hợp 999 câu hỏi lý thuyết Hóa học có đáp án

Từ ONTHITHPT
Ảnh minh hoạ

Tài liệu gồm 124 trang được biên soạn bởi tác giả Nguyễn Văn Thành, tổng hợp 999 câu hỏi lý thuyết Hóa học có đáp án, giúp học sinh ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia môn Hóa học.

    • PHẦN I: PHÂN TÍCH ĐỀ THI THPT QUỐC GIA MÔN HÓA HỌC.**
    • PHẦN II: VÔ CƠ.**

+ Chủ đề 1: Đại cương kim loại: Phần này có 2 câu trong đề thi THPT QG 2018 với mức độ biết và vận dụng.

+ Chủ đề 2: Kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm: Phần này có 2 câu trong đề thi THPT QG 2018 với mức độ biết nhưng lại xuất hiện nhiều trong các bài tập cũng như phần Tổng hợp Hóa Vô cơ.

+ Chủ đề 3: Sắt và hợp chất của sắt: Phần này có 2 câu trong đề thi THPT QG 2018, tuy nhiên thì đây là phần Vô cùng quan trọng trong việc giải toán. Các bài tập toán phần Sắt – Đồng – Crom và riêng Sắt thì rất cần thiết để có thể chinh phục nếu muốn đạt điểm cao. Các em luyện phần này thật kỹ – đặc biệt là liên quan tới chuỗi phản ứng – chu trình.

+ Chủ đề 4: Crom và hợp chất của Crom: Thường thì phần lý thuyết trong đề thi THPT QG 2 năm nay (2017 & 2018) khá dễ, tuy nhiên thì có lẽ Crom là trường hợp khá đặc biệt. Theo đó thì sẽ có một câu ở mức độ dễ và một câu ở mức độ khó (mức 3).

+ Chủ đề 5: Nitơ, Photpho, Cacbon, Silic: Lý thuyết phần Nitơ, Photpho, Cacbon, Silic thì không khó và hầu như các em học sinh khá thành thạo. Ngoài một số điểm cần lưu ý thì các em luyện tập thêm để bổ sung cho phần giải bài tập (đặc biệt liên quan tới axit HNO3). Chính vì vậy lý thuyết phần này sẽ thiên hướng các vấn đề thường ra trong bài tập + hóa học và đời sống nữa.

+ Chủ đề 6: Chất điện ly: Phần này có nhiều tranh cãi, các em lưu ý một số kiến thức về lý thuyết điện ly.

+ Chủ đề 7: Hóa Học và Đời sống: Hóa Học và đời sống (các vấn đề Môi trường, Kinh tế, Xã hội) rộng. Chính vì vậy nên phần này trong tài liệu này thầy không thể khái quát được hết.

+ Chủ đề 8: Tổng hợp Hóa vô cơ: Phần này sẽ chọn bài khó hơn + nhiều ở dạng đếm, mệnh đề đúng/sai.

    • PHẦN III: HỮU CƠ.**

+ Chủ đề 9: Đại cương Hóa Hữu Cơ và Hidrocacbon: Đại cương Hóa Hữu Cơ và Hidrocacbon có lẽ là phần các em quen thuộc nhất vì được luyện rất nhiều.

+ Chủ đề 10: Ancol, Phenol, Ete: Trong phần ancol và phenol không chiếm quá nhiều trong đề thi THPT QG 2018. Tuy nhiên thì phần này lại có thể liên quan tới phần tổng hợp hữu cơ. Còn phần Ete thì chỉ có thể liên quan tới các câu hỏi liên quan tới Ancol.

+ Chủ đề 11: Este – Lipit: 3 câu ở 3 mức độ Biết – Hiểu – Vận dụng và thêm 3 câu bài tập ở mức độ Hiểu – Vận dụng – Vận dụng cao thì các em chắc hẳn biết tầm quan trọng của phần này rồi nhỉ? Cộng thêm phần tổng hợp hữu cơ đều có Este – Lipit trong đó nữa.

+ Chủ đề 12: Amin – Aminoaxit – Peptit: Các em phân biệt rõ ràng các dạng “α β γ” cũng như các dạng Peptit.

+ Chủ đề 13: Polime và hợp chất: Quan trọng nhất của phần này là các em phải nhớ được các monome, tên gọi, tên viết tắt cũng như phân loại của các hợp chất polime.

+ Chủ đề 14: Tổng hợp Hóa Hữu Cơ: Trong chương trình Hóa thi THPT thì “ôm trọn” phần Hữu Cơ. Tuy nhiên thì các phần có câu riêng lại khá ít. Chính vì vậy mà phần Tổng hợp Hữu Cơ thì sẽ rất rộng và bao hết các phần còn lại. Các em phải nẵm vững tính chất của các chất không có trong phần trên để làm bài tập một cách tốt hơn.

    • PHẦN IV: DẠNG MỚI 2018.**

+ Chủ đề 15: Hình vẽ thí nghiệm: Đây là dạng bài không mới, xuất hiện khá nhiều năm nhưng lại làm khó rất nhiều học sinh do các em không biết các tính chất của các dạng bài tập này. Đa phần các dạng bài tập này là điều chế trong phòng thí nghiệm và thu khí.

+ Chủ đề 16: Biểu đồ thực nghiệm Hóa học: Phần biểu đồ thực nghiệm này thực chất không quá khó. Các em có thể giải bằng cách số liệu trên biểu đồ hoặc theo phương pháp Hóa Học bình thường nhé.

+ Chủ đề 17: Bảng tính chất – tìm các chất: Các làm dạng bài bảng biểu các chất như sau: Bước 1: Thử cột 2 – tìm chất đầu tiên. Bước 2: Thử cột 3 – tìm chất thứ 2. Cứ lần lượt thử như vậy để loại đáp án. Đến khi tìm được đáp án đúng thì thôi.

    • PHẦN V: ĐỀ LÝ THUYẾT MÔN HÓA HỌC.**


Tải xuống