Bật tắt bảng chọn
ONTHITHPT
Toggle preferences menu
Bật tắt bảng chọn cá nhân
Chưa đăng nhập
Địa chỉ IP của bạn sẽ được hiển thị công khai nếu bạn thực hiện bất kỳ sửa đổi nào.

Phương pháp bảo toàn nguyên tố giải bài tập trắc nghiệm Hóa học

Từ ONTHITHPT
Ảnh minh hoạ

ONTHITHPT.com giới thiệu đến các em học sinh tài liệu hướng dẫn sử dụng phương pháp bảo toàn nguyên tố giải bài tập trắc nghiệm Hóa học, rất hữu ích cho các em trong quá trình học tập Hóa học 10 – 11 – 12 và ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học.

  • Khái quát nội dung tài liệu phương pháp bảo toàn nguyên tố giải bài tập trắc nghiệm Hóa học*:
    • I. PHƯƠNG PHÁP GIẢI**

+ Nguyên tắc chung của phương pháp là dựa vào định luật bảo toàn nguyên tố (BTNT): “Trong các phản ứng hóa học thông thường, các nguyên tố luôn được bảo toàn”. Điều này có nghĩa là: “Tổng số mol nguyên tử của một nguyên tố X bất kỳ trước và sau phản ứng là luôn bằng nhau”.

+ Điểm mấu chốt của phương pháp là phải xác định được đúng các hợp phần có chứa nguyên tố X ở trước và sau phản ứng, áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố với X để rút ra mối quan hệ giữa các hợp phần từ đó đưa ra kết luận chính.

    • II. CÁC DẠNG BÀI TẬP THƯỜNG GẶP**Phương pháp bảo toàn nguyên tố có thể áp dụng cho hầu hết các dạng bài tập, đặc biệt là các dạng bài hỗn hợp nhiều chất, xảy ra nhiều biến đổi phức tạp. Dưới đây là một số dạng bài tập điển hình.
    • Dạng 1. Từ nhiều chất ban đầu tạo thành một sản phẩm.**Từ dữ kiện đề bài → số mol của nguyên tố X trong các chất đầu → tổng số mol trong sản phẩm tạo thành → số mol sản phẩm.
    • Dạng 2. Từ một chất ban đầu tạo thành hỗn hợp nhiều sản phẩm.**

Từ dữ kiện đề bài → tổng số mol ban đầu, số mol của các hợp phần đã cho → số mol của chất cần xác định.

    • Dạng 3. Từ nhiều chất ban đầu tạo thành hỗn hợp nhiều sản phẩm.**

Trong trường hợp này không cần thiết phải tìm chính xác số mol của từng chất, mà chỉ quan tâm đến hệ thức: ∑nX(đầu) = ∑nX(cuối). Tức là chỉ quan tâm đến tổng số mol của nguyên tố trước và sau phản ứng. Nếu biết ∑nX(đầu) ⇒ ∑nX(cuối) và ngược lại.

Với dạng này, đề bài thường yêu cầu thiết lập một hệ thức dưới dạng tổng quát về số mol các chất.

    • Dạng 4. Bài toán đốt cháy trong hóa hữu cơ.** Phương pháp bảo toàn khối lượng nguyên tố với O được sử dụng rất phổ biến trong các bài toán hóa hữu cơ.
      • Để áp dụng tốt phương pháp bảo toàn nguyên tố, cần chú ý một số điểm sau:***

+ Hạn chế viết phương trình phản ứng mà thay vào đó nên viết sơ đồ phản ứng (sơ đồ hợp thức, có chú ý hệ số) biểu diễn các biến đổi cơ bản của các nguyên tố quan tâm.

+ Đề bài thường cho (hoặc qua dữ kiện bài toán sẽ tính được) số mol của nguyên tố quan tâm, từ đó xác định được lượng (mol, khối lượng) của các chất.


Tải xuống