
ONTHITHPT.com giới thiệu đến bạn đọc tài liệu lý thuyết trọng tâm và câu hỏi trắc nghiệm xã hội nguyên thủy trong chương trình Lịch sử lớp 10.
Mục tiêu:
Kiến thức:
+ Biết được nguồn gốc loài người và quá trình chuyển biến từ vượn cổ thành Người tối cổ, Người tinh khôn.
+ Trình bày được những nét chính về đời sống vật chất, tinh thần và tổ chức xã hội của con người ở giai đoạn đầu của xã hội nguyên thủy.
+ Hiểu được đặc điểm tổ chức thị tộc và bộ lạc cùng mối quan hệ trong tổ chức xã hội đầu tiên của loài người.
+ Biết được các mốc thời gian quan trọng của quá trình xuất hiện kim loại và hệ quả xã hội của sự xuất hiện công cụ kim loại.
Kĩ năng:
+ Phân tích, đánh giá, tổng hợp về đặc điểm của quá trinh tiến hóa của loài người; thấy được sự sáng tạo, phát triển không ngừng của xã hội loài người.
+ Phân tích và đánh giá về tổ chức xã hội thị tộc, bộ lạc, quá trình ra đời của kim loại – nguyên nhân – hệ quả.
+ Tái hiện sự kiện lịch sử, xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng và tác động giữa các sự kiện.
+ Nhận xét đánh giá, liên hệ thực tế và rút ra bài học.
- I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM**
QUÁ TRÌNH TIẾN HÓA TỪ VƯỢN THÀNH NGƯỜI 1. Vượn cổ – Thời gian tồn tại: khoảng 6 đến 15 triệu năm trước – Đặc điểm: + Có thể đứng và đi bằng 2 chân. + 2 chi trước có thể cầm, nắm. + Ăn hoa quả, củ, lá và cả các động vật nhỏ. – Địa điểm tìm thấy hóa thạch: Đông Phi, Tây Á, Đông Nam Á… 2. Người tối cổ – Thời gian tồn tại: từ khoảng 4 triệu đến 4 vạn năm trước. – Đặc điểm: + Hoàn toàn đi, đứng bằng 2 chân, đôi tay đã trở nên khéo léo. + Thể tích hộp sọ não lớn và hình thành trung tâm phát triển tiếng nói trong não. + Dáng đi lom khom, trán thấp, bợt ra sau, u mày cao. – Địa điểm thấy di cốt: Đông Phi, Đông Nam Á, Trung Quốc, châu Âu… – Đời sống: + Đời sống vật chất: Sử dụng đá ghè, đẽo thô sơ làm công cụ, sống chủ yếu nhờ săn bắt, hái lượm; biết làm ra lửa để sưởi và nướng chín thức ăn. + Đời sống tinh thần: đã có ngôn Nguyễnữ và mầm mống của tôn giáo, nghệ thuật nguyên thủy. + Tổ chức xã hội: sống thành từng bẩy, gồm 5 đến 7 gia đình (bầy người nguyên thủy). 3. Người tinh khôn – Thời gian tồn tại: 4 vạn năm trước – Đặc điểm: hình dáng và cấu tạo cơ thể hoàn thiện như người ngày nay, thể tích sọ não lớn, tư duy phát triển. – Nơi tìm thấy di cốt: ở khắp các châu lục. – Tư duy sáng tạo: + Cải tiến công cụ đồ đá: đá cũ (ghè thô sơ) → đá mới (ghè, mài nhẵn, đục lỗ tra cán,…) + Chế tác thêm công cụ mới: lao, cung tên,…. CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC XÃ HỘI CỦA CON NGƯỜI Ở THỜI KÌ NGUYÊN THỦY 1. Bầy người nguyên thủy – Quan hệ hợp quần xã hội đầu tiên của con người. – Tồn tại trong giai đoạn quá độ từ Người tối cổ sang Người tinh khôn. – Đặc điểm: + Mỗi bầy gồm 5 – 7 gia đình có quan hệ ruột thịt, sống quây quần với nhau trong các hang động, mái đá hoặc dựng lều bằng cành cây, da thú. + Hình thức tuy còn sơ khai, song đã bước đầu thể hiện tính tổ chức: Có người đứng đầu Phân công lao động giữa nam và nữ: nam săn bắt, nữ hái lượm và nuôi dạy con cái. – Đời sống con người: + Sử dụng các công cụ đá ghè đẽo thô sơ để săn bắt, hái lượm. + Xuất hiện những mầm mống của tôn giáo, nghệ thuật, nguyên thủy. + Quan hệ cộng đồng: bình đẳng cùng làm cùng hưởng. 2. Thị tộc, bộ lạc – Thị tộc: là những nhóm người, gồm 2 đến 3 thế hệ già trẻ cùng có chung dòng máu, chung sống trên một địa bàn tương đối ổn định. – Bộ lạc: là tập hợp một số thị tộc, sống cạnh nhau, có họ hàng với nhau và cùng có một nguồn gốc tổ tiên xa xôi. – Giữa các thị tộc trong một bộ lạc thường có quan hệ gắn bó, giúp đỡ nhau. – Đời sống con người: + Hợp tác lao động. + Mọi của cải, sinh hoạt, … được coi là của chung. + Công bằng, bình đẳng là “nguyên tắc vàng”. BƯỚC TIẾN CỦA CÔNG CỤ LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG TỚI ĐỜI SỐNG KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA CON NGƯỜI 1. Thời đại đồ đá a/ Đồ đá cũ: – Thời gian tồn tại: khoảng từ 4 triệu đến 1 vạn năm trước. – Đá là nguyên liệu chính để chế tác công cụ. – Phương pháp chế tác: ghè, đẽo thô sơ một mặt. → Kinh tế: + Năng suất lao động thấp, thức ăn kiếm được chưa nhiều, chưa đều đặn. + Hoạt động kinh tế hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên (săn bắt, hái lượm,…). + Con người phải hợp tác lao động. → Xã hội: + Đời sống con người còn thấp kém, bấp bênh. + “Công bằng và bình đẳng” là nguyên tắc vàng trong quan hệ cộng đồng. b/ Đồ đá mới: – Thời gian tồn tại: khoảng từ 1 vạn đến 5500 năm trước. – Kĩ thuật chế tác đá có bước phát triển: mài nhẵn, khoan, cưa, đục lỗ, tra cán,… → Kinh tế: + Năng suất lao động cao hơn so với thời đá cũ. + Hoạt động kinh tế có sự chuyển biến: săn bắn, hái lượm → trồng trọt, chăn nuôi → cuộc sống con người bớt lệ thuộc vào thiên nhiên. + Con người phải hợp tác lao động. → Xã hội: + Đời sống tinh thần phong phú hơn: làm sạch da thú để che thân; làm nhạc cụ,… + “Công bằng và bình đẳng” vẫn “nguyên tắc vàng”. 2. Thời đại kim khí – Đồ sắt: Được cư dân Đông Nam Á, Tây Âu sử dụng từ 3000 năm trước. – Đồ đồng thau: Được sử dụng từ 4000 năm trước. – Đồ đồng đỏ: Được cư dân Tây Á, Ai Cập sử dụng từ khoảng 5500 năm trước. → Kinh tế: – Tạo nên một cuộc cách mạng trong sản xuất: + Tăng năng suất lao động. + Khai phá thêm đất đai trồng trọt. + Xuất hiện một số ngành sản xuất: đúc đồng, rèn sắt, đóng thuyền. – Tạo ra một lượng sản phẩm dư thừa thường xuyên. → Xã hội: Sự xuất hiện của tư hữu đã làm thay đổi quan hệ cộng đồng (phá vỡ nguyên tắc “công bằng – bình đẳng” và gia đình (gia đình phụ hệ xuất hiện). → Thúc đẩy xã hội nguyên thủy tan rã, đưa loài người đứng trước ngưỡng cửa của xã hội có giai cấp và nhà nước: xã hội cổ đại.
- II. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN LUYỆN**