
ONTHITHPT.com giới thiệu đến bạn đọc tài liệu lý thuyết trọng tâm và câu hỏi trắc nghiệm Tây Âu thời trung đại trong chương trình Lịch sử lớp 10.
- Mục tiêu:**
Kiến thức:
– Trình bày được những nét chính về thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu (từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV).
– Trình bày được những nét chính về Tây Âu thời hậu kì trung đại:
+ Những cuộc phát kiến địa lí.
+ Phong trào Văn hóa Phục hưng.
– Biết được điểm giống và khác nhau giữa chế độ phong kiến ở phương Đông và phương Tây.
Kĩ năng:
+ Phân tích, khái quát, tổng hợp, đánh giá các sự kiện, nhân vật lịch sử.
+ Rèn luyện kĩ năng khai thác lược đồ, bản đồ.
+ So sánh để tìm ra những điểm tương đồng, khác biệt giữa chế độ phong kiến phương Đông và phương Tây.
- I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM**
A. THỜI KÌ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN Ở TÂY ÂU 1. Thời kì hình thành (thế kỉ V – thế kỉ X) – Đế quốc Rô – ma suy yếu → người Giéc – ma tràn xuống xâm chiếm → năm 476, đế quốc Rô – ma diệt vong. → thời đại phong kiến bắt đầu. – Chính sách cai trị của người Giéc – man + Chính trị: Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ; lập các vương quốc mới. Phong tước vị cho các tướng lĩnh, + Kinh tế: Chiếm đoạt ruộng đất của chủ nô Rô – ma, nông dân để chia cho quý tộc và nhà thờ. – Hệ quả + Hình thành giai cấp: lãnh chúa, nông nô. + Quan hệ sản xuất phong kiến xác lập. 2. Thời kì phát triển (thế kỉ X – thế kỉ XIV) a, Lãnh địa phong kiến – là vùng đất được vua ban cấp cho quý tộc, tăng lữ – Đất đai trong lãnh địa gồm: + Đất của lãnh chúa: lâu đài, dinh thự,… + Đất khẩu phần: chia cho nông nô cày cấy. – Biểu hiện của chế độ phong kiến phân quyền: + Cơ sở kinh tế đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc. + Mỗi lãnh địa phong kiến là một đơn vị chính trị độc lập. – Lãnh chúa sống sung sướng trên cơ sở bóc lột tô thuế và sức lao động của nông nô. b, Thành thị trung đại – Nguyên nhân ra đời: + sản xuất phát triển → tạo tiền đề cho kinh tế hàng hóa. + Chuyên môn hóa sản xuất trong thủ công nghiệp. + Sự đối kháng giai cấp giữa nông nô với lãnh chúa. → Thế kỉ XI – XII, nhiều thành thị ra đời – Đời sống trong thành thị: + Cư dân chủ yếu: thợ thủ công, thương nhân, + Phường hội và thương hội được thành lập. + Tổ chức hội chợ, hoặc lập thương đoàn để trao đổi, buôn bán. – Vai trò: + góp phần phá vỡ kinh tế tự nhiên của các lãnh địa. + Góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền. + Mang không khí tự do, mở mang trí thức. B. TÂY ÂU THỜI HẬU KÌ TRUNG ĐẠI (THẾ KỈ XVI) 1. Các cuộc phát kiến địa lí – Nguyên nhân: + Sản xuất phát triển → nhu cầu về nguyên liệu, thị trường, vàng bạc tăng lên. + Con đường giao lưu, buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Ả – rập độc chiếm → phải tìm con đường thương mại mới giữa phương Đông và châu Âu. + Khoa học – kĩ thuật phát triển (hải đồ, la bàn, tàu có bánh lái và hệ thống buồm lớn). – Các cuộc phát kiến lớn: + B. Đi – a – xơ: năm 1487, đến cực Nam châu Phi, đặt tên là mũi Hảo Vọng. + C. Cô – lôm – bô: năm 1492, đến một số đảo biển Ca – ri – bê, phát hiện ra châu Mĩ. + Va – xcô đơ Ga – ma : năm 1498, đến bờ Tây Nam Ấn Độ. + Ph. Ma – gien – lan: vòng quanh thế giới (1519 – 1522). – Hệ quả + Tích cực: Khẳng định Trái đất hình cầu; tìm ra các con đường mới, dân tộc mới,… Thúc đẩy sự giao lưu kinh tế – văn hóa giữa các châu lục. Thúc đẩy sự khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu. + Tiêu cực: Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ. 2, Phong trào văn hóa phục hưng – Nguyên nhân: + Tư sản có thế lực về kinh tế nhưng chưa có địa vị xã hội tương ứng → mâu thuẫn với chế độ phong kiến. + Giáo lí Ki – tô và chế độ phong kiến chuyên chế kìm hãm sự phát triển của xã hội. – Thời gian, phạm vi: + Từ cuối thế kế XIV – đầu thế kỉ XVII, thế kỉ XVI là thời kì đỉnh cao + Từ I – ta – li – a lan sang các nước Tây Âu, trở thành trào lưu rộng lớn. – Nội Dung + Phê phán giáo hội Ki – tô và giai cấp thống trị phong kiến. + Đề cao giá trị nhân bản và tự do cá nhân. + Đề cao khoa học tự nhiên, xây dựng thế giới quan tiến bộ. – Ý nghĩa: + Là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến (trên lĩnh vực văn hóa – tư tưởng). + Động viên quần chúng chống lại giai cấp phong kiến lỗi thời. + Cổ vũ và mở đường cho văn hóa châu Âu phát triển. C. SO SÁNH CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN Ở PHƯƠNG ĐÔNG VÀ PHƯƠNG TÂY Chế độ phong kiến phương Đông Chế độ phong kiến phương Tây Giống nhau Chế độ chính trị Tồn tại chế độ quân chủ (đứng đầu nhà nước là vua,..) Quan hệ bóc lột Bóc lột tô thuế giữa giai cấp thống trị với giai cấp bị trị. Nền tảng kinh tế Kinh tế nông nghiệp Khác nhau Thời gian Chế độ phong kiến được xác lập sớm, khoảng từ những thế kỉ cuối trước Công nguyên (ở Trung Quốc, chế độ phong kiến được xác lập từ thế kỉ III TCN) Chế độ phong kiến được xác lập muộn, khoảng từ thế kỉ V sau Công nguyên Thời kì phát triển – Thế kỉ X – XV, các quốc gia phong kiến phương Đông bước vào giai đoạn phát triển thịnh đạt (song, không đồng đều giữa các nước). – Xã hội phong kiến ở phương Đông phát triển tương đối chậm chạp. Thế kỉ XI – XIV, các quốc gia phong kiến phương Tây bước vào giai đoạn phát triển toàn thịnh. Thời kì khủng hoảng Quá trình khủng hoảng, suy vong của chế độ phong kiến ở phương Đông kéo dài trong các thế kỉ XVI – XIX. Thế kỉ XV – XVI, các quốc gia phong kiến phương Tây lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu. Chế độ Quân chủ chuyên chế trung ương tập Từ chế độ phong kiến phân quyền chính trị quyền (quyền lực tối cao tập trung trong tay nhà vua). (quyền lực trong nước bị phân tán, nằm trong tay vua, các lãnh chúa địa phương) dần chuyển sang phong kiến tập trung. Đặc trưng kinh tế – Nông nghiệp là ngành chủ đạo – Thủ công nghiệp và thương nghiệp là ngành bổ trợ. – Cơ bản mang tính chất của nền kinh tế tự cấp, tự túc, khép kín trong các công xã nông thôn. – Kinh tế đóng kín trong các lãnh địa, nông nghiệp và thủ công nghiệp chưa tác rời nhau. – Khi thành thị xuất hiện, nhất là sau các cuộc phát kiến địa lí, mầm mống của nền kinh tế hàng hóa được hình thành. Kết cấu xã hội Hai giai cấp chính trong xã hội là: – Địa chủ – Nông dân lĩnh canh Hai giai cấp chính trong xã hội là: – Lãnh chúa – Nông nô.
- II. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN LUYỆN**