Bật tắt bảng chọn
ONTHITHPT
Toggle preferences menu
Bật tắt bảng chọn cá nhân
Chưa đăng nhập
Địa chỉ IP của bạn sẽ được hiển thị công khai nếu bạn thực hiện bất kỳ sửa đổi nào.

Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm Ấn Độ thời phong kiến

Từ ONTHITHPT
Ảnh minh hoạ

ONTHITHPT.com giới thiệu đến bạn đọc tài liệu lý thuyết trọng tâm và câu hỏi trắc nghiệm Ấn Độ thời phong kiến trong chương trình Lịch sử lớp 10.

    • Mục tiêu:**

Kiến thức:

+ Chỉ ra được Ấn Độ là một nước có nền văn mình lâu đời, phát triển cao, cùng với Trung Quốc có ảnh hưởng sâu rộng ở châu Á và trên thế giới.

+ Lí giải được thời kì vương triều Gúp – ta và Hậu Gúp – ta là thời kì định hình của văn hóa truyền thống Ấn Độ.

+ Xác định được vị trí của Vương triều Hồi giáo Đê – li và Vương triều Mô – gôn trong lịch sử Ấn Độ.

+ So sánh chính sách cai trị của Vương triều Hồi giáo Đê – li và Mô – gôn từ đó rút ra nhận xét những nét giống nhau và khác nhau của 2 vương triều.

+ Trình bày được sự phát triển của lịch sử và văn hóa truyền thống của Ấn Độ.

+ Chứng minh được sự giao lưu, tiếp xúc giữa văn hóa giữa Ấn Độ và các nước trong khu vực thời trung đại.

Kĩ năng:

+ Trên cơ sở các sự kiện lịch sự, biết phân tích, tổng hợp và rút ra kết luận.

+ Lập niên biểu các sự kiện lịch sử Ấn Độ thời phong kiến.

+ So sánh được chính sách cai trị của các vương triều.

+ Đánh giá được vị trí của các vương triều trong lịch sử Ấn Độ cũng như đóng góp của nền văn hóa Ấn Độ đối với nhân loại.

    • I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM**

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA CỦA ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN A. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LỊCH SỬ 1. Thời kì các quốc gia đầu tiêu (1500 TCN – thế kỉ IV SCN) – Ở vùng Đông Bắc của sông Hằng, thiên nhiên thuận lợi → từ sớm đã hình thành một số nhà nước do các tiểu vương đứng đầu. – Ma – ga – đa là vương quốc lớn mạnh nhất + Kinh đô là Pa – ta – li – pu – tra. + Vị vua kiệt xuất nhất là A – sô – ca (thế kỉ III TCN). 2. Thời kì định hình và phát triển của văn hóa truyền thống (thế kỉ IV SCN – thế kỉ VII) – 319, Gúp – ta thống nhất miền Bắc Ấn Độ. Vương triều Gúp – ta được thành lập, tồn tại qua 9 đời vua. – Vai trò của Vương triều Gúp – ta: + Chống lại sự xâm lượng của các tộc người Trung Á + Thống nhất miền Bắc, làm chủ miền Trung Ấn Độ – Sau thời kì Gúp – ta (319 – 467) là thời kì Hậu Gúp – ta (467 – 606) và Vương triều Hác – sa (606 – 647) 3. Thế kỉ VII – Thế kỉ XII – Ấn Độ lại rơi vào tình trạng chia rẽ, phân tán, chia cắt thành hai miền Nam – Bắc. + Mỗi miền lại tách ra thành 3 nước riêng + Vùng Đông Bắc: nổi lên vai trò của nước Pa – la + Miền Nam nổi lên vai trò của nước Pa – la – va – Sự phân tán này không đem lại sức mạnh thống nhất để Ấn Độ chống cự trước các cuộc tấn công từ bên ngoài. 4. Vương triều hồi giáo Đê – li (1206 – 1526) – Hoàn cảnh ra đời: Sự phân tán, chia cắt trong các thế kỉ VII – XII → Ấn Độ suy yếu, không đủ sức chống cự trước sự xâm nhập của bên ngoài. – Quá trình hình thành: 1206, người Hồi giáo vào chiếm đất Ấn Độ lập nên Vương quốc Hồi giáo ở miền Bắc Ấn Độ, đóng đô ở Đê – li, gọi là vương triều Hồi giáo Đê – li. – Chính sách cai trị: + Dành cho người Hồi giáo quyền ưu tiên ruộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại. + Truyền bá, áp đặt Hồi giáo. + Phân biệt tôn giáo (đặt thuế Jaziah đối với người không theo đạo Hồi,…) + Nhiều ông vua thi hành chính sách mềm mỏng để giữ yên đất nước, song không thể làm tan đi nỗi bất bình của nhân dân. 5. Vương triều hồi giáo Mô – gôn (1526 – 1707) – Quá trình ra đời: 1398, thủ lĩnh – Vua Ti – mua Leng theo dòng dõi Mông Cổ tấn công vào Ấn Độ, đến năm 1526 lập ra Vương triều Mô – gôn. – Chính sách thống trị: + Các ông vua đều ra sức củng cố theo hướng Ấn Độ hóa xây dựng đất nước. + Vua A – cơ – ba tiến hành cải cách → đất nước phát triển. + Đầu thế kỉ XVII, do chính sách thống trị hà khắc của giai cấp thống trị, Ấn Độ lâm vào khủng hoảng. B. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HÓA 1. Thời kì các quốc gia đầu tiêu (1500 TCN – thế kỉ IV SCN) – Đạo Phật ra đời (khoảng thế kỉ VI TCN) và được truyền bá rộng rãi. 2. Thời kì định hình và phát triển của văn hóa truyền thống (thế kỉ IV SCN – thế kỉ VII) – Tôn giáo: + Đạo Phật phát triển, truyền bá khắp Ấn Độ và truyền ra nhiều nơi. + Đạo Ấn Độ (đạo Hinđu) ra đời và phát triển, thờ 3 vị thần chính: thần Brahma, thần Visnu và thần Siva. – Chữ viết: từ ngữ viết cổ Brahmi đã nâng lên, sáng tạo, hoàn chỉnh hệ chữ Phạn. – Văn học cổ điển Ấn Độ mang đậm tinh thần và triết lí Hin – đu giáo. – Văn hóa Ấn Độ được truyền bá rộng rãi ra bên ngoài (nhất là ở Đông Nam Á). 3. Thế kỉ VII – Thế kỉ XII – Văn hóa Ấn Độ phát triển sâu rộng trên toàn lãnh thổ và có ảnh hưởng ra bên ngoài. 4. Vương triều hồi giáo Đê – li (1206 – 1526) – Văn hóa Hồi giáo du nhập vào Ấn Độ. – Xây dựng một số công trình mang dấu ấn kiến trúc Hồi giáo → bước đầu có sự giao lưu văn hóa Đông – Tây – Đạo Hồi được truyền bá đến một số nước Đông Nam Á (nhờ thương nhân Ấn Độ) 5. Vương triều hồi giáo Mô – gôn (1526 – 1707) – Văn hóa tiếp tục có những bước phát triển mới, đạt nhiều thành tựu.

    • II. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN LUYỆN**


Tải xuống