Bật tắt bảng chọn
ONTHITHPT
Toggle preferences menu
Bật tắt bảng chọn cá nhân
Chưa đăng nhập
Địa chỉ IP của bạn sẽ được hiển thị công khai nếu bạn thực hiện bất kỳ sửa đổi nào.

Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm Đông Nam Á thời phong kiến

Từ ONTHITHPT
Ảnh minh hoạ

ONTHITHPT.com giới thiệu đến bạn đọc tài liệu lý thuyết trọng tâm và câu hỏi trắc nghiệm Đông Nam Á thời phong kiến trong chương trình Lịch sử lớp 10.

    • Mục tiêu:**

Kiến thức:

1. Trình bày được những nét khái quát về lịch sử và văn hóa của các nước Đông Nam Á:

+ Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện địa lí – dân cư của khu vực Đông Nam Á.

+ Sơ lược về các giai đoạn phát triển lịch sử của khu vực.

+ Những nét nổi bật của tiến trình lịch sử và văn hóa khu vực.

2. Chỉ ra được những ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với sự phát triển của văn hóa ở các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là ở 2 nước Lào và Campuchia.

3. Chứng minh được sự phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á; liên hệ với quốc gia Đại Việt.

4. Trình bày được vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và những giai đoạn phát triển lịch sử của Vương quốc Lào và Campuchia. Nhận xét được nét độc đáo về văn hóa của vương quốc Lào và Campuchia.

Kĩ năng:

1. Khái quát hoá sự hình thành và phát triển của các quốc gia Đông Nam. Lập bảng thống kê về sự phát triển của các quốc gia Đông Nam Á qua các thời kì lịch sử.

2. Lập bảng niên biểu về các giai đoạn phát triển của Vương quốc Lào và Vương quốc Campuchia.

3. Tổng hợp, phân tích các sự kiện lịch sử về các giai đoạn phát triển của Vương quốc Lào và Campuchia.

    • I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM**

SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC VƯƠNG QUỐC CHÍNH Ở ĐÔNG NAM Á 1. SỰ RA ĐỜI CỦA CÁC VƯƠNG QUỐC CỔ Ở ĐÔNG NAM Á 1.1/ Điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế a/ Điều kiện tự nhiên + Nằm ở vị trí ngã tư đường giao thông quốc tế (cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, châu Á – châu Úc). + Địa hình bị chia cắt mạnh mẽ bởi núi, đồi, cao nguyên, biển,… + Khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều; chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi gió mùa (với 2 luồng gió chính: Đông Bắc, Tây Nam). b/ Phát triển kinh tế + Đầu Công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã biết sử dụng đồ sắt. + Nông nghiệp (trồng lúa nước,…) vẫn là ngành sản xuất chính. Các nghề thủ công truyền thống (dệt, làm gốm, đúc đồng và rèn sắt,…) phát triển. + Việc buôn bán đường biển rất phát đạt, một số thành thị – hải cảng đã ra đời như Óc Eo (An Giang, Việt Nam), Takola (Mã Lai)… 1.2. Sự hình thành các vương quốc cổ a/ Sự ra đời + Sự phát triển kinh tế → xã hội của cư dân Đông Nam Á dần có sự phân hóa. + Tác động về kinh tế của các thương nhân Ấn và ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ. b/ Khoảng 10 thế kỉ đầu Công nguyên, hàng loạt các quốc gia nhỏ được hình thành ở khu vực phía nam Đông Nam Á. c/ Quốc gia tiêu biểu + Chăm-pa ở Trung Bộ Việt Nam. + Phù Nam ở hạ lưu sông Mê Công. + Các tiểu quốc ở hạ lưu sông Mê Nam. + Các tiểu quốc trên các đảo ở In-đô-nê-xi-a. 2. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN ĐÔNG NAM Á 2.1. Thế kỉ VII-X Hình thành một số quốc gia phong kiến dân tộc. + Vương quốc Campuchia của người Khơme. + Các vương quốc của người Môn và người Miến ở Hạ lưu sống Mê Nam. + Các vương quốc của người Inđônêxia ở đảo Xumatơra và Giava. 2.2. Nửa sau thế kỉ X – Nửa đầu thế kỉ XVII a/ Thời kì phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á + Xuất hiện các vương quốc thống nhất, lớn mạnh: – Đại Việt thời Lý – Trần – Lê sơ. – Campuchia thời Ăng-co. – Vương triều Môgiôpahit ở Inđônêxia. – … + Nền kinh tế khu vực phát triển thịnh đạt. – Xuất hiện các vùng kinh tế quan trọng. – Cung cấp một lượng lớn lúa gạo, các sản phẩm thủ công. – Thu hút lái buôn nhiều nước trên thế giới đến buôn bán. + Các dân tộc Đông Nam Á xây dựng được nền văn hoá riêng của mình với những nét độc đáo. b/ Nhiều quốc gia mới ra đời trên cơ sở sự di cư của người Thái (từ thượng nguồn sông Mê Công tới định cư ở lưu vực sông Mê nam): Vương quốc Su-khô-thay, Lan Xang,… 2.3. Từ nửa sau thế kỉ XVIII + Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á lâm vào khủng hoảng: – Kinh tế suy thoái. – Chính trị – xã hội mất ổn định. → Tiềm lực quốc gia suy yếu. + Các quốc gia Đông Nam Á phải đương đầu với chiến tranh xâm lược của các nước phương Tây. + Đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước Đông Nam Á đã trở thành thuộc địa của các nước phương Tây (trừ Xiêm). VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA VÀ VƯƠNG QUỐC LÀO VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA VƯƠNG QUỐC LÀO Tộc người chiếm đa số – Người Khơ-me. – Người Lào Thơng là chủ nhân của các nền văn hóa đồ đá, đồ đồng ở vùng thượng và trung lưu sông Mê Công. – Thế kỉ XIII, người Thái di cư tới sinh sống hòa hợp với người Lào Thơng → gọi là Lào Lùm. Quá trình, hình thành, – Thế kỉ VI, Vương quốc Campuchia được thành lập. – 1353, Pha Ngừm thống nhất các Mường Lào, lập ra nước Lan Xang (Triệu Voi). phát triển – Thời kì Ăng-co (802 – 1432), Vương quốc Campuchia phát triển thịnh đạt. + Kinh tế phát triển tương đối toàn diện. + Văn hóa Khơ-me được định hình, ngày càng phát triển. + Chinh phục các nước láng giềng và trở thành một trong những cường quốc lớn mạnh nhất khu vực. – Thế kỉ XV – cuối thế kỉ XIX: + Để tránh các cuộc tấn công của người Thái, năm 1432, người Khơ -me bỏ kinh đô Ăng-co, lui về phía nam Biển Hồ. + Do phải đối phó với các cuộc tấn công, xâm lấn từ bên ngoài; tranh giành quyền lực trong nội bộ → Campuchia ngày càng suy kiệt. + Cuối thế kỉ XIX, trở thành thuộc địa của Pháp. – Thế ki XV – XVII, Vương quốc Lào bước vào giai đoạn phát triển thịnh đạt: + Tổ chức bộ máy cai trị được kiện toàn. + Hoạt động giao lưu, trao đổi, buôn bán trong và ngoài nước phát triển. + Giữ quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng. + Kiên quyết chống xâm lược, bảo vệ lãnh thổ và nền độc lập. – Thế kỉ XVIII – XIX: + Tranh chấp quyền lực trong nội bộ triều đình → Vương quốc Lan Xang suy yếu. + Cuối thế kỉ XVIII, Lan Xang trở thành thuộc quốc của Xiêm. + Cuối thế kỉ XIX, Lan Xang trở thành thuộc địa của thực dân Pháp. Thành tựu văn hóa – Sáng tạo ra chữ viết riêng của mình trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ. – Văn học dân gian và văn học viết phát triển với những câu chuyện có giá trị nghệ thuật. – Kiến trúc, mang đậm dấu ấn của Phật giáo và Hin-đu giáo, tiêu biểu: Ăng-co-vát,…. – Sáng tạo ra chữ viết riêng của mình trên cơ sở chữ viết của Campuchia và Mianma. – Đời sống văn hoá của người Lào rất phong phú hồn nhiên. – Xây dựng một số công trình kiến trúc Phật giáo điển hình là Thạt Luổng ở Viêng Chăn.

    • II. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN LUYỆN**


Tải xuống