Bật tắt bảng chọn
ONTHITHPT
Toggle preferences menu
Bật tắt bảng chọn cá nhân
Chưa đăng nhập
Địa chỉ IP của bạn sẽ được hiển thị công khai nếu bạn thực hiện bất kỳ sửa đổi nào.

Lý thuyết và bài tập trắc nghiệm vận chuyển các chất trong cây

Từ ONTHITHPT
Ảnh minh hoạ

ONTHITHPT.com giới thiệu đến bạn đọc tài liệu lý thuyết trọng tâm và các dạng bài tập trắc nghiệm vận chuyển các chất trong cây trong chương trình Sinh học lớp 11.

    • Mục tiêu:**

Kiến thức:

+ Nêu được dòng vận chuyển trong cây gồm: dòng mạch gỗ và dòng mạch rây.

+ Mô tả được cấu tạo và sự vận chuyển các chất trong dòng mạch gỗ và dòng mạch rây.

+ Trình bày được động lực đẩy dòng vật chất di chuyển.

+ Giải thích được một số hiện tượng như ứ giọt, rỉ nhựa hoặc một số biện pháp làm tăng năng suất của các cây ăn quả.

Kĩ năng:

+ Rèn luyện kĩ năng phân tích hình: con đường xâm nhập nước và ion khoáng vào rễ; cấu tạo đai Caspari; hình thái của rễ.

+ Rèn kĩ năng so sánh cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng, dòng vận chuyển nước và ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ.

+ Rèn kĩ năng đọc sách, xử lí thông tin qua việc đọc sách giáo khoa và phân tích các kênh chữ.

    • I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM**
    • 1. Dòng mạch gỗ.**

1.1. Cấu tạo của mạch gỗ Mạch gỗ gồm các tế bào chết được chia thành 2 loại: quản bào và mạch ống. Các tế bào cùng loại không có màng và các bào quan tạo nên ống rỗng dài từ rễ đến lá – dòng vận chuyển dọc. Các tế bào xếp sát vào nhau theo cách lỗ bên của tế bào này khớp với lỗ bên của tế bào kia – dòng vận chuyển ngang. Hình 1.1. Mạch gỗ của thực vật có hoa 1.2. Thành phần của dịch mạch gỗ Thành phần chủ yếu gồm: nước, các ion khoáng, ngoài ra còn có các chất hữu cơ được tổng hợp ở rễ. 1.3. Động lực đẩy dòng mạch gỗ Lực đẩy của rễ (áp suất rễ). Lực hút do quá trình thoát hơi nước ở lá. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ. Hình 2. Con đường của dòng mạch gỗ trong cây Hình 3. Hiện tượng ứ giọt ở lá cây.

    • 2. Dòng mạch rây.**

2.1. Cấu tạo của mạch rây Mạch rây gồm các tế bào sống, không rỗng được chia thành 2 loại: tế bào ống rây và tế bào kèm. Tế bào ống rây là loại tế bào chuyên hóa cao cho sự vận chuyển. Hình 4. Cấu tạo của mạch rây 2.2. Thành phần của dịch mạch rây Dịch mạch rây gồm: Đường saccarôzơ (95%), các axit amin, vitamin, hoocmôn thực vật, ATP,… Một số ion khoáng sử dụng lại, nhiều kali làm cho mạch rây có pH từ 8,0 – 8,5. 2.3. Động lực của dòng mạch rây Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá: nơi tổng hợp saccarôzơ) có áp suất thẩm thấu cao và các cơ quan chứa (rễ, hạt: nơi saccarôzơ được sử dụng, dự trữ) có áp suất thấp hơn. Hình 5. Hiện tượng rỉ nhựa SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HÓA.

    • II. CÁC DẠNG BÀI TẬP**


Tải xuống