
ONTHITHPT.com giới thiệu đến bạn đọc tài liệu lý thuyết trọng tâm và các dạng bài tập trắc nghiệm tiêu hóa ở động vật trong chương trình Sinh học lớp 11.
- Mục tiêu:**
Kiến thức:
+ Phát biểu được khái niệm tiêu hóa ở động vật.
+ Phân biệt được hình thức tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào.
+ Phân biệt được tiêu hóa ở các nhóm động vật.
+ Phân biệt được quá trình biển đổi hóa học, sinh học và vật lí.
+ Trình bày được quá trình tiêu hóa ở thú ăn thịt, ăn thực vật.
+ Phân tích sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của các bộ phận trong hệ tiêu hóa ở động vật ăn thịt và động vật ăn thực vật.
+ Giải thích được một số hiện tượng thực tế như: ợ lại nhai lại ở trâu, bò, cà phê chồn.
Kĩ năng:
+ Rèn luyện kĩ năng phân tích hình ảnh thông quan sát, phân tích tranh hình: đặc điểm cấu tạo của hệ tiêu hóa ở các nhóm động vật.
+ Rèn kĩ năng thí nghiệm về tiêu hóa ở động vật.
+ Rèn kĩ năng đọc sách, xử lí thông tin qua việc đọc sách giáo khoa và phân tích các kênh chữ.
- I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM**
- 1. Tiêu hóa là gì?**
Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được. Tiêu hóa ở động vật gồm: tiêu hóa nội bào (không bào tiêu hóa) và tiêu hóa ngoại bào (túi tiêu hóa, ống tiêu hóa). Hình 1. Sơ đồ khái quát quá trình tiêu hóa.
- 2. Tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa.**
Đại diện: trùng roi, trùng giày, amip. Thức ăn được tiêu hóa nội bào. Quá trình tiêu hóa nội bào gồm 3 giai đoạn: + Hình thành không bào tiêu hóa. + Tiêu hóa chất dinh dưỡng phức tạp thành chất đơn giản. + Hấp thụ chất dinh dưỡng đơn giản vào tế bào chất. Hình 2. Tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa (trùng giày).
- 3. Tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa.**
Đại diện: ruột khoang và giun dẹp. Cấu tạo túi tiêu hóa: + Hình túi và cấu tạo từ nhiều tế bào. + Túi tiêu hóa có một lỗ thông duy nhất (hậu môn). + Trên thành túi có nhiều tế bào tuyến tiết enzim tiêu hóa vào lòng túi tiêu hóa. Ở túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào. Hình 3. Tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa (thủy tức).
- 4. Tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa.**
Đại diện: động vật có xương sống và nhiều động vật không xương sống. Ống tiêu hóa được cấu tạo từ nhiều bộ phận khác nhau như: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột, hậu môn. Trong ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ hoạt động cơ học và nhờ tác dụng của dịch tiêu hóa. Hình 4. Tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa (chim).
- 5. Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật.**
5.1. Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt Bộ răng: răng nanh, răng hàm và răng cạnh hàm phát triển để giữ mồi, xé thức ăn. Dạ dày: dạ dày to chứa nhiều thức ăn và tiêu hóa cơ học, hóa học. Ruột ngắn do thức ăn giàu chất dinh dưỡng. Hình 5. Bộ răng của thú ăn thịt (chó) 5.2. Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thực vật Bộ răng: răng cạnh hàm, răng hàm phát triển để nghiền thức ăn thực vật cứng. Dạ dày một ngăn hoặc 4 ngăn (động vật nhai lại). Ruột dài do thức ăn nghèo chất dinh dưỡng. Manh tràng phát triển ở thú ăn thực vật có dạ dày đơn. Hình 6. Bộ răng của thú ăn thực vật (trâu) SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HÓA.
- II. CÁC DẠNG BÀI TẬP**