Bật tắt bảng chọn
ONTHITHPT
Toggle preferences menu
Bật tắt bảng chọn cá nhân
Chưa đăng nhập
Địa chỉ IP của bạn sẽ được hiển thị công khai nếu bạn thực hiện bất kỳ sửa đổi nào.

Lý thuyết và bài tập trắc nghiệm tế bào nhân thực

Từ ONTHITHPT
Ảnh minh hoạ

ONTHITHPT.com giới thiệu đến bạn đọc tài liệu lý thuyết trọng tâm và các dạng bài tập trắc nghiệm tế bào nhân thực trong chương trình Sinh học lớp 10.

    • Mục tiêu:**

Kiến thức:

+ Kể tên và xác định được các thành phần chính của tế bào nhân thực.

+ Mô tả được cấu tạo phù hợp với chức năng của màng sinh chất, nhân tế bào.

+ Kể tên được các bào quan trong tế bào, chỉ ra được cấu tạo phù hợp với chức năng của từng bào quan đó.

+ So sánh được tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực, tế bào động vật và tế bào thực vật.

+ So sánh được tế bào động vật và tế bào thực vật.

Kĩ năng:

+ Rèn luyện kĩ năng phân tích tranh hình: cấu trúc của tế bào động vật, tế bào thực vật, cấu tạo của các bào quan, của nhân tế bào, của màng sinh chất.

+ Rèn kĩ năng so sánh thông qua so sánh cấu tạo, chức năng của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực, tế bào động vật và tế bào thực vật.

+ Rèn kĩ năng đọc sách, xử lí thông tin qua việc đọc SGK và phân tích các kênh chữ.

    • I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM**
    • 1. Đặc điểm chung của tế bào nhân thực.**

Có cấu trúc gồm 3 phần: màng tế bào, tế bào chất, nhân tế bào. Nhân đã có màng bao bọc → nhân hoàn chỉnh. Có cấu trúc phức tạp, có hệ thống nội màng và các bào quan có màng bao bọc, trong tế bào có hệ thống màng chia thành các xoang riêng biệt. Hình 8.1: Cấu trúc tế bào thực vật Hình 8.2: Cấu trúc tế bào động vật.

    • 2. Nhân tế bào.**

2.1. Cấu tạo Thường có dạng hình cầu, đường kính khoảng 5 μm. Có lớp màng kép bao bọc. Dịch nhân chứa chất nhiễm sắc (ADN và prôtêin) và nhân con. 2.2. Chức năng Điều khiển các hoạt động của tế bào. Lưu trữ, truyền đạt, bảo quản thông tin di truyền. Hình 8.3: Cấu trúc của nhân.

    • 3. Tế bào chất.**

3.1. Lưới nội chất Là 1 hệ thống ống và xoang dẹp thông với nhau gồm lưới nội chất trơn và có hạt. Chức năng của lưới nội chất hạt (mặt ngoài có hạt ribôxôm) là nơi tổng hợp prôtêin. Chức năng của lưới nội chất trơn là tham gia vào quá trình tổng hợp lipit, chuyển hoá đường và phân huỷ chất độc hại đối với tế bào, cơ thể. Hình 8.4: Hệ thống lưới nội chất 3.2. Ribôxôm Ribôxôm là bào quan không có màng bao bọc, nó có cấu tạo gồm một số loại rARN và nhiều prôtêin khác nhau. Chức năng là nơi tổng hợp prôtêin. Giải Nobel Hóa học năm 2009 được trao cho các Giáo sư Venkatraman Ramakrishnan, Thomas A. steitz và Ada E. Yonath vì thành tựu của họ trong việc chỉ ra hình dáng cũng như chức năng của ribôxôm ở cấp độ nguyên tử. Hình 8.5: Ribôxôm 3.4. Ti thể Cấu tạo: + Là bào quan có 2 lớp màng bao bọc, màng ngoài trơn nhẵn, màng trong gấp nếp tạo thành các gờ răng lược (mào). + Trên màng trong có chứa các enzim của quá trình hô hấp. + Trong chất nền của ti thể có chứa ADN và ribôxôm. Chức năng: cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào. Hình 8.6: Cấu trúc của ti thể 3.5. Lục lạp Cấu tạo: là bào quan chỉ có ở tế bào thực vật, có 2 lớp màng bao bọc chứa chất nền (có ADN và ribôxôm) và các grana (do các túi dẹt tilacôit xếp chồng lên nhau, tỉlacôit chứa diệp lục và enzim quang hợp). Chức năng: là nơi diễn ra quá trình quang hợp. Hình 8.7: Cấu trúc của lục lạp 3.6. Không bào Không bào có 1 lớp màng bao bọc, giữ các chức năng khác nhau tuỳ từng loại tế bào và tuỳ từng loài sinh vật. 3.7. Lizôxôm Lizôxôm có 1 lớp màng bao bọc; giữ chức năng phân huỷ các tế bào già, các tế bào bị tổn thương không phục hồi được hay các bào quan đã già trong tế bào. 3.8. Khung xương tế bào Cấu tạo gồm bào tương và các bào quan, có chức năng như một giá đỡ giúp cho tế bào có hình dạng ổn định và xác định. Ngoài ra, khung xương tế bào là nơi neo đậu của các bào quan.

    • 4. Màng sinh chất.**

4.1. Cấu tạo Gồm 1 lớp kép phôtpholipit quay đầu kị nước vào nhau. Có các phân tử prôtêin xen kẽ (xuyên màng) hoặc ở bề mặt. Các tế bào động vật có colestêron làm tăng sự ổn định của màng sinh chất. Bên ngoài có các sợi của chất nền ngoại bào, prôtêin liên kết với lipit tạo lipôprôtêin hay liên kết với cacbohiđrat tạo glicôprôtêin. Hình 8.8: Cấu trúc màng sinh chất theo mô hình khảm động 4.2. Chức năng Trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc (bán thấm). Prôtêin thụ thể thu nhận thông tin cho tế bào. Glicôprôtêin như một “dấu chuẩn” giữ chức năng nhận biết nhau và các tế bào “lạ” (tế bào của các cơ thể khác).

    • 5. Cấu trúc bên ngoài màng sinh chất.**

5.1. Thành tế bào Có ở các tế bào thực vật cấu tạo chủ yếu bằng xenlulôzơ và ở nấm là kitin. Thành tế bào giữ chức năng quy định hình dạng tế bào và bảo vệ tế bào. 5.2. Chất nền ngoại bào Cấu tạo chủ yếu bằng các loại sợi glicôprôtêin (cacbohiđrat liên kết với prôtêin kết hợp với các chất vô cơ và hữu cơ khác). Chức năng giúp các tế bào liên kết với nhau và thu nhận thông tin. SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HÓA.

    • II. CÁC DẠNG BÀI TẬP**


Tải xuống