
ONTHITHPT.com giới thiệu đến bạn đọc tài liệu lý thuyết trọng tâm và các dạng bài tập trắc nghiệm sinh trưởng ở thực vật trong chương trình Sinh học lớp 11.
- Mục tiêu:**
Kiến thức:
+ Nêu được khái niệm sinh trưởng của thực vật.
+ Trình bày được đặc điểm của mô phân sinh và các loại mô phân sinh.
+ Phân biệt được sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.
+ Giải thích được sự hình thành vòng năm.
+ Nêu được các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của thực vật.
Kĩ năng:
+ Đọc và xử lí thông tin trong sách giáo khoa để tìm hiểu về sinh trưởng ở thực vật.
+ So sánh và phân tích để phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.
+ Phân tích để giải thích được sự hình thành vòng năm.
- I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM**
- 1. Khái niệm sinh trưởng ở thực vật.**
Sinh trưởng ở thực vật là quá trình tăng về kích thước (chiều dài, bề mặt, thể tích) của cơ thề do tăng số lượng và kích thước của tế bào.
- 2. Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.**
2.1 Mô phân sinh Khái niệm: mô phân sinh là nhóm các tế bào chưa phân hóa, duy trì được khả năng nguyên phân. Phân loại: + Mô phân sinh đỉnh là mô phân sinh sơ cấp nằm ở chồi đỉnh, chồi nách của thân và đỉnh rễ làm thân và rễ dài ra. + Mô phân sinh bên sinh ra từ mô phân sinh đỉnh làm tăng đường kính của thân và rễ ở cây Hai lá mầm. + Mô phân sinh lóng phân bố tại các mắt của thân cây Một lá mầm làm tăng chiều dài của lóng. 2.2. Sinh trưởng sơ cấp Sinh trưởng sơ cấp là sinh trưởng của thân và rễ cây theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh. Sinh trưởng sơ cấp xảy ra ở cây Một lá mầm và phần thân non của cây Hai lá mầm. 2.3. Sinh trưởng thứ cấp Sinh trưởng thứ cấp là sinh trưởng theo chiều ngang (chu vi) của thân và rễ do hoạt động của mô phân sinh bên. Sinh trưởng thứ cấp xảy ra ở cây Hai lá mầm. Vòng gỗ hàng năm: hàng năm tầng sinh trụ sinh ra một lớp tế bào mạch gỗ. + Về mùa hè (mùa mưa): cây nhiều thức ăn sinh ra các lớp tế bào mạch gỗ to, vách dày, màu sáng. + Về mùa đông (mùa khô): cây thiếu thức ăn sinh ra một lớp tế bào nhỏ vòng nhỏ hơn, màu sẫm. → Hai lớp tế bào mạch gỗ đó tạo thành vòng gỗ hàng năm. Căn cứ vào các vòng gỗ đó để biết tuổi của cây. Hình 1. Giải phẫu mặt cắt ngang thân gỗ Cấu tạo cây thân gỗ + Lớp bần (vỏ) bao quanh thân. + Gỗ lõi (ròng) màu sẫm nằm ở trung tâm của thân, gồm các lớp tế bào mạch gỗ thứ cấp già, vận chuyển nước và muối khoáng thời gian ngắn. + Gỗ dác màu sáng nằm kế tiếp gỗ lõi gồm các lớp mạch gỗ thứ cấp trẻ vận chuyển nước và ion khoáng chủ yếu.
- 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng.**
3.1. Các nhân tố bên trong Đặc điểm di truyền: cây Một lá mầm chỉ có sinh trưởng sơ cấp, cây Hai lá mầm có cả sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp. Các thời kì sinh trưởng của giống, của loài cây. Ví dụ: giai đoạn nảy mầm và cây con thì sinh trưởng nhanh, giai đoạn trưởng thành sinh trưởng chậm hơn. Hoocmôn thực vật điều tiết tốc độ sinh trưởng. 3.2. Các nhân tố bên ngoài Nhiệt độ: ảnh hưởng rất nhiều đến sinh trưởng của thực vật. Ví dụ: ngô sinh trưởng tốt nhất ở 37 – 44°C. Hàm lượng nước: tế bào chỉ sinh trưởng được trong điều kiện độ no nước của tế bào không thấp hơn 95%. Ánh sáng: ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây qua 2 mặt quang hợp và hình thái. Ví dụ: cây trong tối mọc vống lên, cây ngoài sáng thì mọc chậm lại. Ôxi: cây chỉ sinh trưởng khi nồng độ ôxi cao hơn 5%. Dinh dưỡng khoáng: cây không sinh trưởng hoặc bị chết nếu thiếu bất kì một loại chất khoáng nào. SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HÓA.
- II. CÁC DẠNG BÀI TẬP**