
ONTHITHPT.com giới thiệu đến bạn đọc tài liệu lý thuyết trọng tâm và các dạng bài tập trắc nghiệm sự phát sinh loài người trong chương trình Sinh học lớp 12.
- Mục tiêu:**
Kiến thức:
+ Mô tả được sơ lược quá trình tiến hóa loài người có thể chia thành 2 giai đoạn.
+ Trình bày được một số bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người. Nêu được các đặc điểm giống nhau giữa người và vượn người.
+ Nêu được các giai đoạn tiến hóa qua các loài trung gian để hình thành được loài người hiện đại.
+ Phân biệt được tiến hóa sinh học với tiến hóa văn hóa. Phân biệt được các đặc điểm thích nghi đã giúp con người có được khả năng tiến hóa vân hóa.
+ Giải thích được loài người hiện đại là một nhân tố quan trọng quyết định đến sự tiến hóa của các loài khác.
Kĩ năng:
+ Quan sát, phân tích tranh hình, video về quá trình phát sinh loài người.
+ Lập bảng phân biệt tiến hóa sinh học, tiến hóa văn hóa.
+ Đọc tài liệu về quá trình phát sinh loài người.
- I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM**
- 1. Quá trình phát sinh loài người hiện đại.**
1.1. Bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người Bằng chứng giải phẫu so sánh: sự giống nhau về các đặc điểm giải phẫu giữa người và động vật có xương sống và đặc biệt là với thú. Bằng chứng phôi sinh học: sự giống nhau về quá trình phát triển phôi giữa người và động vật có xương sống và đặc biệt là với động vật có vú. Sự giống nhau giữa người và vượn người: + Vượn người có kích thước cơ thể gần với người (cao 1,5-2 m). + Vượn người có bộ xương cấu tạo tương tự người, với 12 -13 đôi xương sườn, 5 – 6 đốt cùng, bộ răng gồm 32 chiếc. + Vượn người có 4 nhóm máu, có hêmôglôbin giống người. + Bộ gen người giống tinh tinh trên 98%. + Đặc tính sinh sản giống nhau: kích thước, hình dạng tinh trùng, cấu tạo nhau thai, chu kì kinh nguyệt,… + Vượn người có một số tập tính giống người: biết biểu lộ tình cảm vui, buồn,… Những đặc điểm giống nhau trên đây chứng tỏ người và vượn người có nguồn gốc chung và có quan hệ họ hàng rất thân thuộc. 1.2. Các dạng vượn người hóa thạch và quá trình hình thành loài người Các dạng người hóa thạch: + Các bằng chứng hóa thạch và ADN cho thấy người và các loài vượn người hiện nay (tinh tinh) tách nhau từ một tổ tiên cách đây khoảng 5 – 7 triệu năm. + Cây phát sinh dẫn đến hình thành loài người là một cây có nhiều cành bị chết chỉ còn lại một cành duy nhất là loài người hiện đại H. sapiens. Quá trình hình thành loài người: + Các bằng chứng hóa thạch cho thấy: loài xuất hiện sớm nhất trong chi Homo (H) là H. habilis (người khéo léo, có bộ não khá phát triển 575 cm3 ; biết sử dụng công cụ bằng đá). + Trong chi Homo đã phát hiện ít nhất là có 8 loài khác nhau trong đó chỉ có loài người hiện đại còn tòn tại. Từ H. habilis tiến hóa thành nhiều loài khác trong đó có loài H. erectus (người đứng thẳng) – hình thành cách đây khoảng 1,8 triệu năm và tuyệt chủng cách đây khoảng 200000 năm. Từ H. erectus hình thành loài người hiện đại (H. sapiens) và một số loài khác. + Đến nay chỉ còn loài người hiện đại tồn tại và phát triển còn các loài khác đều đã bị diệt vong. Loài H. neanderthalensis (Người Nêanđectan) bị loài người hiện đại cạnh tranh và tuyệt chủng cách đây khoảng 30000 năm. Giả thuyết về địa điểm phát sinh loài người + Giả thuyết 1: “ra đi từ châu Phi” cho rằng loài người H. sapiens được hình thành từ H. erectus ở châu Phi sau đó phát tán sang các châu lục khác. + Giả thuyết khác: H. erectus di cư từ châu Phi sang các châu lục khác, rồi từ nhiều nơi khác nhau H. erectus tiến hóa thành H. sapiens. Đông Nam Á cũng được xem là cái nôi phát sinh loài người. Năm 2004: phát hiện hóa thạch người lùn nhỏ bé (H. tloresiensis) ở Inđônêxia, cao 1 m được cho là đã phát sinh từ loài H. erectus. Năm 2003: phát hiện hóa thạch cổ nhất của người sapiens ở châu Phi 160000 năm trước và ở ngoài châu Phi khoảng 50000 năm về trước. Các nghiên cứu về ADN ti thể và NST Y của người cùng nhiều bằng chứng hóa thạch khác đã ủng hộ cho giả thuyết loài người hiện đại sinh ra ở châu Phi rồi phát tán sang châu lục khác. 1.3. Những giai đoạn chính trong quá trình phát sinh loài người Người tối cổ: chuyển từ đời sống trên cây xuống mặt đất. Đã đứng thẳng, đi bằng hai chân nhưng vẫn khom về phía trước, não bộ lớn hơn vượn người. Biết sử dụng công cụ thô sơ, chưa biết chế tạo công cụ lao động, sống thành bầy đàn. Chưa có nền văn hoá. Người cổ: đã có tư thế đứng thẳng, đi bằng hai chân, não bộ lớn. Đã biết chế tạo công cụ lao động, có tiếng nói, biết dùng lửa. Sống thành bầy đàn. Bắt đầu có nền văn hóa. Người hiện đại: đã có đầy đủ đặc điểm như người hiện nay, nhưng răng to khỏe hơn. Biết chế tạo và sử dụng nhiều công cụ tinh xảo. sống thành bộ lạc, đã có nền văn hóa phức tạp, có mầm mống mĩ thuật, tôn giáo. Câu hỏi: Những giai đoạn chính trong quá trình phát sinh loài người Người tối cổ: + Hộp sọ 450 – 750 cm3, đứng thẳng, đi bằng hai chân sau. + Chuyển từ đời sống trên cây xuống mặt đất. Đã đứng thẳng, đi bằng hai chân nhưng vẫn khom về phía trước, não bộ lớn hơn vượn người. + Biết sử dụng công cụ thô sơ (cành cây, hòn đá, mảnh xương thú) để tự vệ, chưa biết chế tạo công cụ lao động, sống thành bầy đàn. Chưa có nền văn hóa. Người cổ: + H. habilis (người khéo léo): hộp sọ 600 – 800 cm3, sống thành đàn, đi thẳng đứng, biết chế tác và sử dụng công cụ bằng đá. + H. erectus (người thẳng đứng): hộp sọ 900 – 1000 cm3, chưa có lồi cằm, dùng công cụ bằng đá, xương, biết dùng lửa. + H. neanderthalensis: hộp sọ 1400 cm3, có lồi cằm, dùng dao sắc, rìu mũi nhọn bằng đá silic, tiếng nói khá phát triển, dùng lửa thông thạo. Sống thành đàn. Bước đầu có đời sống văn hóa. Đã có tư thế đứng thẳng, đi bằng hai chân, não bộ lớn. Đã biết chế tạo công cụ lao động, có tiếng nói, biết dùng lửa. sống thành bầy đàn. Bắt đầu có nền văn hóa. Người hiện đại: hộp sọ 1700 cm3, hàm dưới có lồi cằm rõ chứng tỏ tiếng nói đã phát triển. Họ giống hệt người hiện đại ngày nay, chỉ khác là răng to khỏe. Họ đã chế tạo và sử dụng nhiều công cụ tinh xảo bằng đá, xương, sừng như rìu có lỗ để tra cán, lao nhọn có ngạnh, kim khâu và móc câu bằng xương, sống thành bộ lạc, đã có nền văn hóa phức tạp, có mầm mống mỹ thuật, tôn giáo.
- 2. Người hiện đại và tiến hóa văn hóa.**
So sánh bộ não của H. sapiens và người ngày nay không có sai khác về kích thước. Tiến hóa sinh học đem lại cho con người 1 số đặc điểm thích nghi như: bộ não phát triển, cấu trúc thanh quản cho phép phát triển tiếng nói, bàn tay có các ngón tay linh hoạt giúp chế tạo và sử dụng công cụ,… Tiến hóa văn hóa: con người có tiếng nói, chữ viết, thông qua đó con người có thể dạy nhau sáng tạo ra các công cụ để tồn tại và không ngừng phát triển mà không cần trông đợi vào những biến đổi về mặt sinh học. Nhờ có tiến hóa văn hóa mà con người đã nhanh chóng trở thành loài thống trị trong tự nhiên, có ảnh hưởng rất lớn đến sự tiến hóa của loài khác và có khả năng điều chỉnh chiều hướng tiến hóa của chính mình. Nhờ sự tiến bộ về công nghệ mà con người càng ít phụ thuộc vào tự nhiên và có khả năng điều chỉnh hướng tiến hóa của mình cũng như của sinh giới. SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HÓA.
- II. CÁC DẠNG BÀI TẬP**