Bật tắt bảng chọn
ONTHITHPT
Toggle preferences menu
Bật tắt bảng chọn cá nhân
Chưa đăng nhập
Địa chỉ IP của bạn sẽ được hiển thị công khai nếu bạn thực hiện bất kỳ sửa đổi nào.

Lý thuyết và bài tập trắc nghiệm sóng cơ học

Từ ONTHITHPT
Ảnh minh hoạ

Sóng cơ học là một nội dung rất quan trọng trong chương trình Vật lý 12 và chiếm một tỉ lệ điểm số khá lớn trong [đề thi THPT Quốc gia môn Vật lý](https://onthithpt.com/chuyen-muc/de-thi-thu-vat-ly/), để giúp các em có thể nắm vững, hiểu sâu lý thuyết và kỹ năng giải trắc nghiệm sóng cơ học, ONTHITHPT.com giới thiệu đến các em tài liệu **lý thuyết và bài tập trắc nghiệm sóng cơ học**. Tài liệu gồm 26 trang trích dẫn đầy đủ lý thuyết sóng cơ học từ sách giáo khoa Vật lý 12 và 122 bài tập trắc nghiệm sóng cơ học có đáp án và hướng dẫn phương pháp giải.

  • Khái quát nội dung tài liệu lý thuyết và bài tập trắc nghiệm sóng cơ học*:
    • A. Tóm tắt lí thuyết**
    • I. Sóng cơ học**
    • 1. Sóng cơ**

a. Thí nghiệm: Nêu ra 2 thí nghiệm về sự xuất hiện của sóng cơ.

b. Định nghĩa: Nêu định nghĩa sóng cơ, sóng ngang và sóng dọc và môi trường có thể truyền được.

+ Sóng cơ là sự lan truyền của dao động cơ trong một môi trường.

+ Sóng ngang: Là sóng cơ trong đó phương dao động (của chất điểm ta đang xét) vuông góc với phương truyền sóng.

+ Sóng dọc: Là sóng cơ trong đó phương dao động song song (hoặc trùng) với phương truyền sóng.

    • 2. Sự truyền sóng cơ**

a. Các đặc trưng của một sóng hình sin: Biên độ của sóng, chu kỳ của sóng, tốc độ truyền sóng, bước sóng, năng lượng sóng.

b. Phương trình sóng: Thiết lập phương trình sóng và nêu một số nhận xét về phương trình sóng.

    • II. Sóng dừng**
    • 1. Phản xạ của sóng**

a. Thí nghiệm: Trình bày thí nghiệm về phản xạ của sóng.

b. Kết luận: Một số kết luận quan trọng về phản xạ của sóng:

+ Khi phản xạ trên vật cản cố định biến dạng bị đổi chiều.

+ Khi phản xạ trên vật cản cố định, sóng phản xạ luôn luôn ngược pha với sóng tới ở điểm phản xạ.

+ Khi phản xạ trên vật cản tự do, sóng phản xạ luôn luôn cùng pha với sóng tới ở điểm phản xạ.

    • 2. Sóng dừng**

a) Thí nghiệm: Trình bày thí nghiệm về sóng dừng, từ đó đưa ra định nghĩa sóng dừng.

b) Giải thích: Giải thích định tính và giải thích định lượng sóng dừng.

c) Điều kiện để có sóng dừng:

+ Đối với sợi dây có hai đầu cố định hay một đầu dây cố định và một đầu dao động với biên độ nhỏ thì khi có sóng dừng, hai đầu dây phải là hai nút. Vậy chiều dài của dây bằng một số nguyên lần nửa bước sóng.

+ Sóng dừng trên một sợi dây có một đầu cố định, một đầu tự do thì đầu tự do sẽ là một bụng sóng, đầu cố định là một nút sóng. Do đó, muốn có sóng dừng thì dây phải có chiều dài bằng một số lẻ lần một phần tư bước sóng.

    • III. Giao thoa sóng**
    • 1. Hiện tượng giao thoa**: Nêu ví dụ về hiện tượng giao thoa sóng.
    • 2. Lí thuyết giao thoa**: Nêu định nghĩa và giải thích hiện tượng giao thoa sóng.
    • IV. Sóng âm**
    • 1. Sóng âm và cảm giác âm**

a) Thí nghiệm: Trình bày thí nghiệm về sóng âm và cảm giác âm.

b) Giải thích: Giải thích thí nghiệm đã nêu ở trên.

c) Nguồn âm và sóng âm: Nêu định nghĩa nguồn âm và sóng âm.

+ Nguồn âm: là vật dao động phát ra âm. Tần số âm phát ra bằng tần số dao động của nguồn âm.

+ Sóng âm là các sóng dọc cơ học truyền trong các môi trường khí, lỏng hoặc rắn (khi truyền trong chất lỏng và chất khí là sóng dọc nhưng khi truyền trong chất rắn thì có thể sóng dọc hoặc sóng ngang).

d) Phương pháp khảo sát thực nghiệm. Môi trường truyền âm. Tốc độ truyền âm.

+ Môi trường truyền âm: Sóng âm truyền được trong cả 3 môi trường rắn, lỏng, khí, nhưng không truyền được trong chân không.

+ Tốc độ truyền âm: Phụ thuộc vào tính đàn hồi và mật độ của môi trường.

    • 2. Những đặc trưng vật lí của âm**: Tần số âm, cường độ âm và mức cường độ âm.
    • 3. Các đặc tính sinh lí của âm**: Độ cao, âm sắc, độ to.
    • 4. Các nguồn nhạc âm.**
    • 5. Vai trò của dây đàn và bầu đàn trong chiếc đàn ghi ta.

B. Các câu hỏi rèn luyện kĩ năng**: Bao gồm 122 bài tập trắc nghiệm chọn lọc chủ đề sóng cơ học, có đáp án và lời giải chi tiết.


Tải xuống