Bật tắt bảng chọn
ONTHITHPT
Toggle preferences menu
Bật tắt bảng chọn cá nhân
Chưa đăng nhập
Địa chỉ IP của bạn sẽ được hiển thị công khai nếu bạn thực hiện bất kỳ sửa đổi nào.

Lý thuyết và bài tập trắc nghiệm sóng ánh sáng

Từ ONTHITHPT
Ảnh minh hoạ

Trong đề thi THPT Quốc gia môn Vật lý, các câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sóng ánh sáng chiếm một tỉ lệ lớn, và đây cũng là một chủ đề quan trọng trong chương trình [Vật lý 12](https://onthithpt.com/chuyen-muc/tai-lieu-vat-ly-12/), để giúp các em có thể nắm chắc lý thuyết, nắm vững kỹ năng giải bài tập trắc nghiệm sóng ánh sáng, ONTHITHPT.com giới thiệu đến các em tài liệu lý thuyết và bài tập trắc nghiệm sóng ánh sáng. Tài liệu gồm 46 trang với nội dung được chia thành hai phần: phần đầu: tài liệu trình bày tóm tắt các lý thuyết trọng tâm, công thức toán thường sử dụng trong việc giải bài tập sóng ánh sáng, phần sau: bao gồm 232 câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sóng ánh sáng chọn lọc, có đáp án và lời giải chi tiết.

  • Khái quát nội dung tài liệu lý thuyết và bài tập trắc nghiệm sóng ánh sáng*:
    • A. Tóm tắt lí thuyết**
    • I. HIỆN TƯỢNG TÁN SẮC ÁNH SÁNG**
    • 1. Thí nghiệm về sự tán sắc ánh sáng của Niu-tơn (1672)**Sự tán sắc ánh sáng là sự phân tách một chùm ánh sáng phức tạp thành các chùm sáng đơn sắc.
    • 2. Thí nghiệm với ánh sáng đơn sắc của Niu-tơn**

Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi truyền qua lăng kính.

    • 3. Giải thích hiện tượng tán sắc**

+ Ánh sáng trắng không phải là ánh sáng đơn sắc, mà là hỗn hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.

+ Chiết suất của thuỷ tinh (môi trường trong suốt) biến thiên theo màu sắc của ánh sáng và tăng dần từ màu đỏ đến màu tím.

+ Vì góc lệch của một tia sáng khúc xạ qua lăng kính tăng theo chiết suất, nên các chùm tia sáng có màu khác nhau trong chùm sáng tới bị lăng kính làm lệch với những góc khác nhau, thành thử khi ló ra khỏi lăng kính chúng không còn trùng nhau nữa. Do đó, chùm ló bị xòe rộng thành nhiều chùm đơn sắc.

    • 4. Ứng dụng**: Giải thích các hiện tượng như: cầu vồng bảy sắc, ứng dụng trong máy quang phổ lăng kính.
    • II. HIỆN TƯỢNG GIAO THOA ÁNH SÁNG

1. Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng**+ Hiện tượng truyền sai lệch so với sự truyền thẳng khi ánh sáng gặp vật cản gọi là hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng.

+ Hiện tượng nhiễu xạ chỉ có thể giải thích được nếu thừa nhận ánh sáng có tính chất sóng. Mỗi ánh sáng đơn sắc coi như một sóng có bước sóng xác định.

    • 2. Hiện tượng giao thoa**
    • a. Thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng.**

+ Hai sóng gặp nhau tăng cường lẫn nhau → vân sáng.

+ Hai sóng gặp nhau triệt tiêu lẫn nhau → vân tối.

    • b. Vị trí vân sáng.**
    • c. Khoảng vân**: Khoảng vân là khoảng cách giữa hai vân sáng, hoặc hai vân tối liên tiếp.
    • 3. Bước sóng và màu sắc**

+ Mỗi bức xạ đơn sắc ứng với một bước sóng trong chân không xác định.

+ Mọi ánh sáng đơn sắc mà ta nhìn thấy có: λ = (380 ÷ 760) nm.

+ Ánh sáng trắng của Mặt Trời là hỗn hợp của vô số ánh sáng đơn sắc.

    • III. CÁC LOẠI QUANG PHỔ**
    • 1. Máy quang phổ lăng kính**: Là dụng cụ dùng để phân tích một chùm ánh sáng phức tạp thành những thành phần đơn sắc. Gồm 3 bộ phận chính: Ống chuẩn trực, Hệ tán sắc, Buồng tối.
    • 2. Quang phổ phát xạ**: Có thể chia thành 2 loại: Quang phổ liên tục, Quang phổ vạch.
    • 3. Quang phổ hấp thụ**
    • IV. TIA HỒNG NGOẠI VÀ TIA TỬ NGOẠI**
    • 1. Phát hiện tia hồng ngoại và tia tử ngoại**
    • 2. Bản chất và tính chất chung của tia hồng ngoại và tử ngoại**
    • 3. Tia hồng ngoại**
    • 4. Tia tử ngoại**
    • V. TIA X**
    • 1. Phát hiện về tia X**: Mỗi khi một chùm catôt – tức là một chùm êlectron có năng lượng lớn – đập vào một vật rắn thì vật đó phát ra tia X.
    • 2. Cách tạo tia X**
    • 3. Bản chất và tính chất của tia X**
    • 4. Thang sóng điện từ

B. Các câu hỏi rèn luyện kĩ năng**


Tải xuống