Bật tắt bảng chọn
ONTHITHPT
Toggle preferences menu
Bật tắt bảng chọn cá nhân
Chưa đăng nhập
Địa chỉ IP của bạn sẽ được hiển thị công khai nếu bạn thực hiện bất kỳ sửa đổi nào.

Lý thuyết và bài tập trắc nghiệm prôtêin

Từ ONTHITHPT
Ảnh minh hoạ

ONTHITHPT.com giới thiệu đến bạn đọc tài liệu lý thuyết trọng tâm và các dạng bài tập trắc nghiệm prôtêin trong chương trình Sinh học lớp 10.

    • Mục tiêu:**

Kiến thức:

+ Trình bày được cấu tạo, cấu trúc không gian của prôtêin.

+ Phân biệt được các bậc cấu trúc của prôtêin.

+ Giải thích được tại sao cùng là prôtêin nhưng các chất lại khác xa nhau về đặc điểm, tính chất.

+ Nêu được chức năng của prôtêin, lấy được ví dụ minh họa.

+ Giải thích được tại sao không bổ sung prôtêin chỉ từ một loại thực phẩm.

Kĩ năng:

+ Rèn luyện kĩ năng phân tích tranh hình: cấu trúc các bậc prôtêin.

+ Rèn kĩ năng so sánh thông qua so sánh các bậc cấu trúc của prôtêin.

+ Rèn kĩ năng đọc sách, xử lí thông tin qua việc đọc SGK và phân tích các kênh chữ.

    • I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM**
    • 1. Cấu trúc của prôtêin.**

1.1. Cấu tạo prôtêin Phân tử prôtêin có cấu trúc đa phân mà đơn phân là các axit amin. Có khoảng 20 axit amin khác nhau. Các prôtêin khác nhau về số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các axit amin. 1.2. Cấu trúc của prôtêin Hình 5.1: Cấu trúc 4 bậc của prôtêin Cấu trúc bậc 1: trình tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi pôlipeptit. Cấu trúc bậc 2: chuỗi axit amin xoắn lò xo đều đặn. Cấu trúc bậc 3: là cấu trúc bậc 2 cuộn xoắn. Cấu trúc bậc 4: gồm 2 hay nhiều chuỗi pôlipeptit khác nhau phối hợp với nhau tạo thành cấu trúc phức tạp.

    • 2. Chức năng của prôtêin.**

Tham gia cấu tạo nên tế bào và cơ thể (nhân, màng sinh học, bào quan). Dự trữ các axit amin. Bảo vệ cơ thể (kháng thể). Thu nhận thông tin (các thụ thể). Xúc tác cho các phản ứng (enzim). Tham gia trao đổi chất (hoocmôn). Hình 5.2: Một số thực vật chứa nhiều đạm Mặc dù nhiều người nghĩ trứng, thịt, gia cầm, cá chứa nguồn prôtêin cao. Song các chuyên gia y tế cho biết, prôtêin cũng có rất nhiều trong thực vật ngũ cốc, hạt giống và các loại hạt. Hình 5.3: Tơ nhện Tơ nhện là một loại prôtêin đặc biệt. Theo nghiên cứu mới được công bố của các nhà nghiên cứu tại Khoa Kĩ nghệ môi trường và dân sự thuộc Viện Kĩ thuật Massachusetts – Hoa Kỳ (MIT), sức bền của vật liệu sinh học như tơ nhện nằm ở đặc trưng cấu trúc hình học của các prôtêin, chứa nhiều mối liên kết yếu giữa các nguyên tử hiđrô cùng phối hợp với nhau để chịu đựng những tác động như sức căng và sức nặng. Cấu trúc này làm cho tơ nhện tuy nhẹ nhưng vững chắc như thép ngay cả khi liên kết hiđrô giữa các sợi tơ với nhau là rất yếu, yếu hơn từ 100 đến 1000 lần so với liên kết trong tinh thể kim loại.

    • II. CÁC DẠNG BÀI TẬP**


Tải xuống

wiki