Bật tắt bảng chọn
ONTHITHPT
Toggle preferences menu
Bật tắt bảng chọn cá nhân
Chưa đăng nhập
Địa chỉ IP của bạn sẽ được hiển thị công khai nếu bạn thực hiện bất kỳ sửa đổi nào.

Lý thuyết và bài tập trắc nghiệm loài

Từ ONTHITHPT
Ảnh minh hoạ

ONTHITHPT.com giới thiệu đến bạn đọc tài liệu lý thuyết trọng tâm và các dạng bài tập trắc nghiệm loài trong chương trình Sinh học lớp 12.

    • Mục tiêu:**

Kiến thức:

+ Phát biểu được khái niệm loài.

+ Nêu được các tiêu chuẩn để phân biệt hai quần thể thuộc hai loài.

+ Phân biệt được các cơ chế cách li sinh sản giữa các loài. Phân tích được vai trò của cơ chế cách li trong quá trình tiến hóa.

+ Vận dụng hiểu biết về các cơ chế cách li, phân biệt được các loài khác nhau trong thực tiễn.

Kĩ năng:

+ Quan sát, phân tích các tranh hình về các cơ chế cách li trước hợp tử, sau hợp tử.

+ Vẽ sơ đồ, lập bảng phân biệt các cơ chế cách li sinh sản giữa các loài.

+ Đọc tài liệu về loài sinh học.

    • I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM**
    • 1. Khái niệm loài sinh học.**

1.1. Khái niệm Loài là 1 hay 1 nhóm các quần thể gồm các cá thể có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên cho ra đời con có sức sống và khả năng sinh sản nhưng lại cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác tương tự. 1.2. Tiêu chuẩn để phân biệt 2 loài thân thuộc Cách li sinh sản là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt 2 quần thể là cùng loài hay khác loài. Hai quần thể cùng loài chỉ trở thành hai loài khác nhau khi chúng trở nên cách li sinh sản. Loài thân thuộc là 2 loài có hình thái rất giống nhau (loài đồng hình) nhưng cách li sinh sản với nhau. Tuy nhiên, cách li sinh sản chỉ áp dụng được cho loài sinh sản hữu tính, không áp dụng cho loài sinh sản vô tính; rất khó để biết được trong tự nhiên 2 quần thể thực sự cách li sinh sản với nhau và cách li ở mức độ nào. Ngoài ra, để phân biệt loài này với loài khác nhiều khi phải sử dụng cùng lúc nhiều đặc điểm về hình thái, hóa sinh, phân tử,… Lưu ý: Loài giao phối là một quần thể hoặc nhóm quần thể: (1) Có những tính trạng chung về hình thái, sinh lí. (2) Có khu phân bố xác định. (3) Các cá thể có khả năng giao phối với nhau sinh ra đời con có sức sống, có khả năng sinh sản và được cách li sinh sản với những nhóm quần thể thuộc loài khác. Ở các sinh vật sinh sản vô tính, đơn tính sinh, tự phối thì “loài” chỉ mang 2 đặc điểm (1) và (2).

    • 2. Các cơ chế cách li sinh sản giữa các loài.**

Vai trò của các cơ chế cách li: + Ngăn cản các quần thể của loài trao đổi vốn gen cho nhau do vậy mỗi loài duy trì được những đặc trưng riêng. + Ngăn cản các quần thể của loài trao đổi vốn gen cho nhau nhằm củng cố, tăng cường sự phân hóa thành phần kiểu gen trong quần thể bị chia cắt. Cách li sinh sản là các trở ngại trên cơ thể sinh vật (trở ngại sinh học) ngăn cản các cá thể giao phối với nhau hoặc ngăn cản tạo ra con lai hữu thụ. 2.1. Cách li trước hợp tử Là những trở ngại ngăn cản các sinh vật giao phối với nhau (ngăn cản thụ tinh tạo ra hợp tử). Cách li nơi ở: sống trong cùng khu vực địa lí nhưng các cá thể của các loài có họ hàng gần gũi và sống ở những sinh cảnh khác nhau không thể giao phối với nhau. Ví dụ: loài chó nhà và chó sói hoặc vịt nhà và loài vịt trời sống ở những sinh cảnh khác nhau. Cách li tập tính: các cá thể của các loài khác nhau có thể có những tập tính giao phối riêng nên chúng thường không giao phối với nhau. Ví dụ: 2 loài chim bói cá thân thuộc có tập tính kết đôi và giao phối khác nhau. Cách li thời gian (mùa vụ): các cá thể thuộc các loài khác nhau có thể sinh sản vào các mùa khác nhau nên chúng không có điều kiện giao phối với nhau. Ví dụ: 2 loài sáo đen và sáo nâu có mùa sinh sản khác nhau. Cách li cơ học: các cá thể khác loài có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên chúng không thể giao phối với nhau. Ví dụ: hươu cao cổ và hươu sao có cấu tạo cơ thể và cơ quan sinh sản khác nhau. Hình 23.1. Các hình thức cách li trước hợp tử 2.2. Cách li sau hợp tử Là những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ. Ví dụ: lừa có thể giao phối với ngựa tạo ra con la nhưng con la bất thụ. Cơ chế cách li có ý nghĩa duy trì sự toàn vẹn về những đặc điểm riêng của loài. Nếu 2 quần thể cùng loài trong tự nhiên vì lí do nào đó dẫn đến cách li sinh sản thì loài mới sẽ xuất hiện. Hình 23.2. Các hình thức cách li sau hợp tử SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HÓA.

    • II. CÁC DẠNG BÀI TẬP**


Tải xuống