
[ONTHITHPT.com](https://onthithpt.com/) giới thiệu đến các em học sinh lớp 12 tài liệu lý thuyết và bài tập trắc nghiệm lượng tử ánh sáng, nhằm giúp các em học tốt chương trình Vật lý 12 và ôn thi THPT Quốc gia môn Vật lý. Tài liệu gồm 38 trang tổng hợp lý thuyết từ sách giáo khoa và tuyển chọn 217 câu hỏi – bài tập trắc nghiệm lượng tử ánh sáng, có đáp án và hướng dẫn giải, nhằm giúp các em hiểu sâu lý thuyết và nắm vững phương pháp giải bài tập trắc nghiệm lượng tử ánh sáng.
- Khái quát nội dung tài liệu lý thuyết và bài tập trắc nghiệm lượng tử ánh sáng*:
- A. Tóm tắt lí thuyết**
- I – HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN NGOÀI – THUYẾT PHÔTÔN**
- 1. Hiện tượng quang điện**
- a. Thí nghiệm của Héc về hiện tượng quang điện (1887).
b. Định nghĩa**: Hiện tượng ánh sáng (hoặc bức xạ điện từ) làm bật các êlectron ra khỏi mặt kim loại gọi là hiện tượng quang điện (ngoài).
- c. Thí nghiệm với tế bào quang điện.**
- 2. Các định luật quang điện**+ Định luật quang điện thứ nhất (hay định luật về giới hạn quang điện).
+ Định luật quang điện thứ hai (hay định luật về cường độ dòng quang điện bão hòa).
+ Định luật quang điện thứ ba (hay định luật về động năng cực đại của quang êlectron.
- 3. Thuyết lượng tử ánh sáng**
- a. Giả thuyết Plăng.**
- b. Thuyết lượng tử ánh sáng.**
+ Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là phôtôn.
+ Với mỗi ánh sáng đơn sắc có tần số f, các phôtôn đều giống nhau, mỗi phôtôn mang năng lượng bằng hf.
+ Trong chân không, phôtôn bay với tốc độ c = 3.10^8 m/s dọc theo các tia sáng.
+ Mỗi lần một nguyên tử hay phân tử phát xạ hay hấp thụ ánh sáng thì chúng phát ra hay hấp thụ một phôtôn.
- c. Giải thích các định luật quang điện bằng thuyết lượng tử ánh sáng.**
- 4. Lưỡng tính sóng – hạt của ánh sáng**
+ Có nhiều hiện tượng quang học chứng tỏ ánh sáng có tính chất sóng (như giao thoa, nhiễu xạ…); lại cũng có nhiều hiện tượng quang học khác chứng tỏ ánh sáng có tính chất hạt. Điều đó chứng tỏ: Ánh sáng có lưỡng tính sóng – hạt.
+ Trong mỗi hiện tượng quang học, ánh sáng thường thể hiện rõ một trong hai tính chất trên. Khi tính chất sóng thể hiện rõ, thì tính chất hạt lại mờ nhạt, và ngược lại.
- II – HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN TRONG**
- 1. Chất quang dẫn và hiện tượng quang điện trong**
- a. Chất quang dẫn**: Là chất bán dẫn có tính chất cách điện khi không bị chiếu sáng và trở thành dẫn điện khi bị chiếu sáng.
- b. Hiện tượng quang điện trong**: Là hiện tượng ánh sáng (hoặc bức xạ điện từ) giải phóng các êlectron liên kết để chúng trở thành các êlectron dẫn đồng thời giải phóng các lỗ trống tự do.
- 2. Quang điện trở**
- 3. Pin quang điện**: Là pin chạy bằng năng lượng ánh sáng. Nó biến đổi trực tiếp quang năng thành điện năng.
- III – SỰ PHÁT QUANG**
- 1. Hiện tượng phát quang**
- a. Sự phát quang.
b. Các loại phát quang**: Hiện tượng quang – phát quang, Hiện tượng hoá – phát quang, Hiện tượng điện – phát quang.
- c. Hai đặc điểm quan trọng của sự phát quang.**
+ Mỗi chất phát quang có một quang phổ đặc trưng cho nó.
+ Sau khi ngừng kích thích, sự phát quang của một số chất còn tiếp tục kéo dài thêm một khoảng thời gian nào đó, rồi mới ngừng hẳn.
- 2. Các dạng quang – phát quang**: lân quang và huỳnh quang.
- 3. Định luật Xtốc về sự phát quang
4. Ứng dụng**: Các loại hiện tượng phát quang có rất nhiều ứng dụng trong khoa học, kĩ thuật và đời sống, như sử dụng trong các đèn ống để thắp sáng, trong các màn hình của dao động kí điện tử, của tivi, máy tính, sử dụng sơn phát quang quét trên các biển báo giao thông.
- B. Các câu hỏi rèn luyện kĩ năng**