
ONTHITHPT.com giới thiệu đến bạn đọc tài liệu lý thuyết trọng tâm và các dạng bài tập trắc nghiệm hô hấp ở thực vật trong chương trình Sinh học lớp 11.
- Mục tiêu:**
Kiến thức:
+ Phát biểu được khái niệm hô hấp ở thực vật.
+ Viết được phương trình tổng quát và vai trò của quá trình hô hấp ở thực vật.
+ Mô tả được thí nghiệm về hô hấp ở thực vật, đồng thời giải thích được kết quả của thí nghiệm, từ đó xác định được dấu hiệu bản chất của quá trình hô hấp ở thực vật.
+ Trình bày được các con đường hô hấp ở thực vật trong điều kiện có ôxi và không có ôxi (phân biệt được phân giải kị khí và phân giải hiếu khí).
+ Mô tả được hiện tượng hô hấp sáng, trình bày được điều kiện xảy ra, hậu quả của quá trình hô hấp sáng.
+ Lấy được ví dụ về ảnh hưởng của nhân tố ngoại cảnh đến quá trình hô hấp.
+ Phân tích được mối quan hệ giữa hô hấp với quang hợp và môi trường, từ đó có biện pháp điều khiển quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
Kĩ năng:
+ Rèn luyện kĩ năng phân tích hình ảnh trong việc quán sát, phân tích hình: sơ đồ hô hấp, các giai đoạn hô hấp.
+ Rèn kĩ năng tư duy thí nghiệm qua việc phân tích các thí nghiệm về hô hấp.
+ Rèn kĩ năng đọc sách, xử lí thông tin qua việc đọc sách giáo khoa và phân tích các kênh chữ.
- I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM**
- 1. Khái quát về hô hấp ở thực vật.**
1.1. Khái niệm hô hấp ở thực vật Hô hấp ở thực vật là quá trình chuyển đổi năng lượng của tế bào sống. Trong đó, các phân tử cacbohiđrat bị phân giải đến CO2 và H2O, đồng thời năng lượng được giải phóng và một phần năng lượng đó được tích lũy trong ATP. Phương trình hô hấp tổng quát: C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O + năng lượng (nhiệt + ATP) 1.2. Vai trò của hô hấp đối với cơ thể thực vật Duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các hoạt động sống của cây. Cung cấp năng lượng dưới dạng ATP cho các hoạt động sống của cây. Tạo ra các sản phẩm trung gian cho các quá trình tổng hợp các chất hữu cơ khác trong cơ thể.
- 2. Con đường hô hấp ở thực vật.**
2.1. Phân giải kị khí (đường phân và lên men) Điều kiện: xảy ra trong rễ cây khi bị ngập úng hay trong hạt khi ngâm vào nước hoặc trong các trường hợp cây ở điều kiện thiếu ôxi. Gồm 2 giai đoạn: + Đường phân: là quá trình phân giải glucôzơ đến axit piruvic (xảy ra trong tế bào chất). + Lên men: chuyển hóa axit piruvic thành rượu êtilic và CO2 hoặc thành axit lactic. Hình 1. Phân giải kị khí 2.2. Phân giải hiếu khí (đường phân và hô hấp hiếu khí) Hô hấp hiếu khí gồm chu trình Crep và chuỗi chuyền êlectron. + Chu trình Crep diễn ra trong chất nền của ti thể. + Chuỗi chuyền êlectron diễn ra ở màng trong ti thể. Từ 2 phân tử axit piruvic qua hô hấp giải phóng ra 6 CO2, 6 H2O và 36 ATP.
- 3. Hô hấp sáng.**
Là quá trình hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ở ngoài sáng. Điều kiện: cường độ quang hợp cao, CO2 ở lục lạp cạn kiệt, O2 tích lũy nhiều. Ảnh hưởng: gây lãng phí sản phẩm của quang hợp.
- 4. Mối quan hệ giữa hô hấp với quang hợp và môi trường.**
Có mối quan hệ mật thiết với nhau, là hai mặt của một quá trình. Sản phẩm của quá trình này là nguyên liệu của quá trình kia và ngược lại. Quang hợp là quá trình biến đổi năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng trong các hợp chất hữu cơ, hô hấp là quá trình biến đổi năng lượng trong các hợp chất hữu cơ thành năng lượng trong ATP. Hình 2. Mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HÓA.
- II. CÁC DẠNG BÀI TẬP**