Bật tắt bảng chọn
ONTHITHPT
Toggle preferences menu
Bật tắt bảng chọn cá nhân
Chưa đăng nhập
Địa chỉ IP của bạn sẽ được hiển thị công khai nếu bạn thực hiện bất kỳ sửa đổi nào.

Lý thuyết và bài tập trắc nghiệm giảm phân

Từ ONTHITHPT
Ảnh minh hoạ

ONTHITHPT.com giới thiệu đến bạn đọc tài liệu lý thuyết trọng tâm và các dạng bài tập trắc nghiệm giảm phân trong chương trình Sinh học lớp 10.

    • Mục tiêu:**

Kiến thức:

+ Trình bày được diễn biến chính của giảm phân I và giảm phân II.

+ Giải thích được sự đa dạng của sinh giới dựa vào diễn biến và kết quả của quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

+ So sánh được đặc điểm, diễn biến quá trình nguyên phân và quá trình giảm phân.

+ Trình bày được ý nghĩa của quá trình giảm phân.

+ Giải thích tại sao quá trình giảm phân trải qua 2 lần phân chia mà số lượng NST giảm đi một nửa?

+ Vận dụng kiến thức giảm phân để giải một số dạng bài tập thông thường.

Kĩ năng:

+ Rèn luyện kĩ năng quan sát phân tích tranh hình, sơ đồ: quá trình giảm phân.

+ Rèn kĩ năng quan sát, mô tả qua việc quan sát hình về đặc điểm của quá trình giảm phân.

+ Rèn kĩ năng đọc sách, xử lí thông tin qua việc đọc SGK và phân tích các kênh chữ.

    • I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM**
    • 1. Diễn biến của quá trình giảm phân.**

Các kì Giảm phân I Giảm phân II Kì đầu + NST nhân đôi tạo thành NST kép dính nhau ở tâm động. + Các NST bắt đôi với nhau theo các cặp tương đồng rồi xoắn lại. Trong quá trình bắt đôi và tách nhau các NST tương đồng có thể trao đổi các đoạn crômatit cho nhau. + Thoi vô sắc được hình thành. + Màng nhân và nhân con biến mất. Không có sự nhân đôi của NST. Các NST co xoắn lại. Kì giữa + Các NST kép di chuyển về mặt phẳng xích đạo của tế bào thành 2 hàng. + Thoi vô sắc từ các cực tế bào chỉ đính vào một phía của mỗi NST kép. Các NST kép tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của tế bào. Kì sau Mỗi NST kép trong cặp NST tương đồng được thoi vô sắc kéo về một cực của tế bào. Các nhiễm sắc tử tách nhau tiến về 2 cực của tế bào. Kì cuối + Ở mỗi cực NST dần dãn xoắn. Màng nhân và nhân con xuất hiện. Thoi vô sắc biến mất và tế bào chất phân chia. + Tạo 2 tế bào con có bộ NST đơn bội kép (n NST kép). + Màng nhân và nhân con xuất hiện, tế bào chất phân chia. + Ở động vật: con đực, từ 1 tế bào sinh tinh sinh ra 4 tế bào đơn bội → 4 tinh trùng. Con cái, từ 1 tế bào sinh trứng sinh ra 4 tế bào đơn bội → 1 tế bào trứng và 3 thể định hướng. + Ở thực vật: các tế bào con nguyên phân 1 số lần để hình thành hạt phấn và túi noãn. Hình 15.1: Quá trình giảm phân hình thành giao tử đực và giao tử cái

    • 2. Ý nghĩa của giảm phân.**

Giảm phân kết hợp với quá trình thụ tinh tạo ra nhiều biến dị tổ hợp. Đây là nguồn nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên và sinh vật có khả năng thích nghi với điều kiện sống mới. Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh góp phần duy trì bộ NST đặc trưng của loài. SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HÓA.

    • II. CÁC DẠNG BÀI TẬP**


Tải xuống