Bật tắt bảng chọn
ONTHITHPT
Toggle preferences menu
Bật tắt bảng chọn cá nhân
Chưa đăng nhập
Địa chỉ IP của bạn sẽ được hiển thị công khai nếu bạn thực hiện bất kỳ sửa đổi nào.

Lý thuyết và bài tập trắc nghiệm diễn thế sinh thái

Từ ONTHITHPT
Ảnh minh hoạ

ONTHITHPT.com giới thiệu đến bạn đọc tài liệu lý thuyết trọng tâm và các dạng bài tập trắc nghiệm diễn thế sinh thái trong chương trình Sinh học lớp 12.

    • Mục tiêu:**

Kiến thức:

+ Phát biểu được khái niệm diễn thế sinh thái. Phân biệt được diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh.

+ Trình bày được nguyên nhân diễn thế sinh thái.

+ Phân tích được ý nghĩa của nghiên cứu diễn thế sinh thái và giải thích được sự vận dụng nghiên cứu này vào thực tiễn.

Kĩ năng:

+ Đọc tài liệu về diễn thế sinh thái.

+ Quan sát, phân tích tranh hình diễn thế sinh thái.

    • I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM**
    • 1. Khái niệm diễn thế sinh thái.**

Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

    • 2. Các loại diễn thế sinh thái.**

Diễn thế sinh thái bao gồm diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh. Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật và kết quả là hình thành nên quần xã tương đối ổn định ở trạng thái đỉnh cực (số lượng loài đa dạng). Diễn thế thứ sinh là diễn thế xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống. Tuỳ theo điều kiện thuận lợi hay không thuận lợi mà diễn thế có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định hoặc bị suy thoái. Kiểu diễn thế Các giai đoạn của diễn thế Nguyên nhân của diễn thế Giai đoạn khởi đầu (giai đoạn tiên phong) Giai đoạn giữa Giai đoạn cuối (giai đoạn đỉnh cực) Diễn thế nguyên sinh Các sinh vật đầu tiên phát tán tới. Các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau. Hình thành quần xã ổn định tương đối. Nguyên nhân bên ngoài: sự thay đổi điều kiện tự nhiên, khí hậu. Nguyên nhân bên trong: cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể, sự khai thác quá mức của con người. Diễn thế thứ sinh Quần xã sinh vật cũ bị hủy diệt. Các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau. Hình thành quần xã ổn định hoặc quần xã bị suy thoái.

    • 3. Nguyên nhân diễn thế sinh thái.**

Nguyên nhân bên ngoài như sự thay đổi các điều kiện tự nhiên, khí hậu. Nguyên nhân bên trong do sự tương tác giữa các loài trong quần xã như sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã, quan hệ sinh vật ăn sinh vật. Ngoài ra hoạt động khai thác tài nguyên của con người cũng gây ra diễn thế sinh thái.

    • 4. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái.**

Ý nghĩa của nghiên cứu diễn thế sinh thái: giúp hiểu được quy luật phát triển của quần xã sinh vật từ đó có thể chủ động xây dựng kế hoạch trong việc bảo vệ, khai thác và phục hồi nguồn tài nguyên, có biện pháp khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường, sinh vật và con người. SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HÓA.

    • II. CÁC DẠNG BÀI TẬP**


Tải xuống