
ONTHITHPT.com giới thiệu đến bạn đọc tài liệu lý thuyết trọng tâm và các dạng bài tập trắc nghiệm cacbohiđrat và lipit trong chương trình Sinh học lớp 10.
- Mục tiêu:**
Kiến thức:
+ Kể tên được tên các loại đường đơn, đường đôi và đường đa (đường phức) có trong các cơ thể sinh vật.
+ Trình bày được chức năng của từng loại đường trong cơ thể sinh vật.
+ Liệt kê được tên các loại lipit có trong các cơ thể sinh vật và trình bày được chức năng của các loại lipit trong cơ thể.
+ Vận dụng đặc điểm cấu tạo, vai trò của cacbohiđrat, lipit giải thích được cơ sở của một số bệnh như béo phì, tiểu đường.
Kĩ năng:
+ Rèn luyện kĩ năng phân tích tranh hình: cấu trúc hóa học của đường đơn, đường đôi, đường đa; cấu trúc của một số loại lipit.
+ Rèn kĩ năng so sánh thông qua so sánh các loại đường đơn, đường đôi, đường đa.
+ Rèn kĩ năng đọc sách, xử lí thông tin qua việc đọc SGK và phân tích các kênh chữ.
- I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM**
- 1. Cacbohiđrat (đường).**
1.1. Cấu trúc hóa học a. Đường đơn (monosaccarit) Gồm các loại đường có từ 3 – 7 nguyên tử C. Ví dụ: đường 5C (ribôzơ, đêôxiribôzơ), đường 6C (glucôzơ, fructôzơ, galactôzơ). b. Đường đôi (Đisaccarit) Gồm 2 phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng liên kết glucôzit. Ví dụ: mantôzơ (đường mạch nha) gồm 2 phân tử glucôzơ, saccarôzơ (đường mía) gồm 1 phân tử glucôzơ và 1 phân tử fructôzơ, lactôzơ (đường sữa) gồm 1 phân tử glucôzơ và 1 phân tử galactôzơ. c. Đường đa (pôlisaccarit) Gồm nhiều phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng liên kết glucôzit. Ví dụ: glicôgen, tinh bột, xenlulôzơ, kitin. 1.2. Chức năng của cacbohiđrat Là nguồn năng lượng dự trữ cho tế bào và cơ thể. Tham gia cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể.
- 2. Lipit (chất béo).**
2.1. Cấu tạo của lipit Hình 4.2: Màng sinh chất a. Lipit đơn giản (mỡ, dầu, sáp) Được cấu tạo gồm 1 phân tử glixêrol và 3 axit béo. b. Phôtpholipit (lipit đơn giản) Được cấu tạo gồm 1 phân tử glixêrol liên kết với 2 axit béo và 1 nhóm phôtphat. c. Stêrôit Ví dụ: colesterôn; hoocmôn giới tính ơstrôgen, testostêrôn. d. Sắc tố và vitamin Ví dụ: carôtenôit; vitamin A, D, E, K. 2.2. Chức năng Hình 4.3. Công dụng của dầu omega 3 Cấu trúc nên hệ thống màng sinh học. Là nguồn năng lượng dự trữ. Tham gia nhiều chức năng sinh học khác.
- II. CÁC DẠNG BÀI TẬP**
wiki