Bật tắt bảng chọn
ONTHITHPT
Toggle preferences menu
Bật tắt bảng chọn cá nhân
Chưa đăng nhập
Địa chỉ IP của bạn sẽ được hiển thị công khai nếu bạn thực hiện bất kỳ sửa đổi nào.

Lý thuyết và bài tập trắc nghiệm cân bằng nội môi

Từ ONTHITHPT
Ảnh minh hoạ

ONTHITHPT.com giới thiệu đến bạn đọc tài liệu lý thuyết trọng tâm và các dạng bài tập trắc nghiệm cân bằng nội môi trong chương trình Sinh học lớp 11.

    • Mục tiêu:**

Kiến thức:

+ Phát biểu được khái niệm cân bằng nội môi.

+ Trình bày được khái quát cơ chế duy trì cân bằng nội môi.

+ Lấy được ví dụ về điều hòa cân bằng nội môi.

+ Trình bày được cấu tạo của gan và thận trong điều hòa cân bằng nội môi.

+ Trình bày được vai trò của hệ đệm trong cân bằng nội môi.

Kĩ năng:

+ Rèn luyện kĩ năng phân tích hình ảnh thông qua quan sát, phân tích sơ đồ: khái quát cơ chế duy trì cân bằng nội môi, sơ đồ cơ chế điều chỉnh đường máu, huyết áp.

+ Rèn kĩ năng đọc sách, xử lí thông tin qua việc đọc sách giáo khoa và phân tích các kênh chữ.

    • I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM**
    • 1. Khái niệm và ý nghĩa của cân bằng nội môi.**

Nội môi là môi trường bên trong cơ thể. Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể, đảm bảo cho các hoạt động sống diễn ra bình thường. Khi các điều kiện lí hóa của môi trường trong biến động và không duy trì được sự ổn định (mất cân bằng nội môi) thì sẽ gây ra biến đổi hoặc rối loạn hoạt động của tế bào, các cơ quan, cơ thể gây tử vong.

    • 2. Sơ đồ khái quát cơ chế cân bằng nội môi.**

Sơ đồ cơ chế duy trì cân bằng nội môi.

    • 3. Vai trò của thận và gan trong cân bằng áp suất thẩm thấu.**

3.1. Vai trò của thận Khi áp suất thẩm thấu trong máu tăng cao: thận tăng cường tái hấp thụ nước trả về máu. Khi áp suất thẩm thấu trong máu giảm: thận tăng cường thải nước. Thận còn thải các chất thải như: urê, crêatin. 3.2. Vai trò của gan Gan điều hòa nồng độ nhiều chất trong huyết tương như: prôtêin, các chất tan và glucôzơ trong máu. Nồng độ glucôzơ trong máu tăng cao: tuyến tụy tiết ra insulin làm tăng quá trình chuyển glucôzơ đường thành glicôgen dự trữ trong gan, làm cho tế bào tăng nhận và sử dụng glucôzơ. Nồng độ glucôzơ trong máu giảm: tuyến tụy tiết ra glucagôn tác dụng chuyển glicôgen trong gan thành glucôzơ đưa vào máu. Hình 1. Vai trò của thận và gan trong cân bằng áp suất thẩm thấu.

    • 4. Vai trò của hệ đệm trong cân bằng pH nội môi.**

Hệ đệm có khả năng lấy đi H+ hoặc OHkhi các ion này xuất hiện trong máu → duy trì pH trong máu ổn định. Có 3 loại hệ đệm trong máu: + Hệ đệm bicacbonnat: H2CO3/NaHCO3. + Hệ đệm phôtphat: NaH2PO4/NaHPO4 . + Hệ đệm prôtêinat (prôtêin). SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HÓA.

    • II. CÁC DẠNG BÀI TẬP**


Tải xuống