Bật tắt bảng chọn
ONTHITHPT
Toggle preferences menu
Bật tắt bảng chọn cá nhân
Chưa đăng nhập
Địa chỉ IP của bạn sẽ được hiển thị công khai nếu bạn thực hiện bất kỳ sửa đổi nào.

Lý thuyết và bài tập trắc nghiệm các giới sinh vật

Từ ONTHITHPT
Ảnh minh hoạ

ONTHITHPT.com giới thiệu đến bạn đọc tài liệu lý thuyết trọng tâm và các dạng bài tập trắc nghiệm các giới sinh vật trong chương trình Sinh học lớp 10.

    • Mục tiêu:**

Kiến thức:

+ Nêu được 5 giới sinh vật, đặc điểm của từng giới. Giải thích được các tiêu chí phân chia sinh giới thành các giới sinh vật.

+ Phân tích được sơ đồ phát sinh giới Thực vật, giới Động vật.

+ Nêu được sự đa dạng của thế giới sinh vật.

Kĩ năng:

+ Rèn luyện kĩ năng phân tích hình: Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Động vật, giới Thực vật.

+ Rèn kĩ năng so sánh các giới sinh vật, từ đó xác định được đặc điểm chung của từng giới.

+ Rèn kĩ năng đọc sách, xử lí thông tin qua việc đọc SGK và phân tích các kênh chữ.

    • I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM**
    • 1. Giới và hệ thống phân loại 5 giới.**

1.1. Khái niệm giới Giới sinh vật (regnum) là đơn vị phân loại lớn nhất, bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định. 1.2. Hệ thống phân loại 5 giới Giới khởi sinh (Monera) → Tế bào nhân sơ. Hình 2.1: Hệ thống phân loại 5 giới Trong phân loại sinh học, một giới (king-dom hay regnum) là một đơn vị phân loại ở cấp cao nhất (theo lịch sử), hoặc là cấp ngay dưới lãnh giới (trong hệ thống ba lãnh giới mới). Mỗi giới được phân chia thành các nhóm nhỏ hơn, gọi là ngành (nói chung là “phylum” nhưng đối với thực vật thì hay dùng “division”). Theo truyền thống, sinh vật được phân loại gồm động vật, thực vật, khoáng vật như trong Systema Naturae. Sau khi phát hiện ra kính hiển vi, nhiều cố gắng được thực hiện nhằm xếp đặt vi sinh vật vào hệ thống phân loại. Năm 1866, Ernst Hae-ckel đề xuất hệ thống ba giới với sự bổ sung Protista chứa phần lớn các vi sinh vật như là một giới mới. Sau này người ta thấy rằng giới Protista của Haeckel là quá đa dạng để có thể coi là một giới. Năm 1969, Robert Whittaker công bố hệ thống năm giới do ông đề xuất để phân loại các sinh vật. Ngoài hệ thống phân loại 5 giới, hiện tại, các tài liệu về phân loại tại Hoa Kỳ sử dụng hệ thống 6 giới: động vật (Animalia), thực vật (Plantae), nấm (Fungi), sinh vật nguyên sinh (Protista), vi khuẩn cổ (Archaea), vi khuẩn (Bacteria).

    • 2. Đặc điểm chính của mỗi giới.**

2.1. Giới khởi sinh (Monera) Gồm những loài vi khuẩn là những sinh vật nhân sơ có kích thước nhỏ 1 5 m. − Phương thức sống đa dạng: tự dưỡng hãy dị dưỡng. 2.2. Giới nguyên sinh (Protista) Gồm: Tảo, Nấm nhày và Động vật nguyên sinh. + Tảo: sinh vật nhân thực; đơn bào, đa bào; hình thức sống quang tự dưỡng (cơ thể có diệp lục). + Nấm nhày: sinh vật nhân thực; cơ thể tồn tại 2 pha đơn bào và hợp bào; hình thức sống dị dưỡng, hoại sinh. + Động vật nguyên sinh: sinh vật nhân thực; đơn bào; hình dạng đa dạng; sống dị dưỡng. 2.3. Giới Nấm (Fungi) Gồm những sinh vật nhân thực; đơn bào hoặc đa bào; thành tế bào chứa kitin. Sinh sản hữu tính và vô tính (nhờ bào tử). Hình thức sống dị dưỡng: hoại sinh, kí sinh, cộng sinh. 2.4. Giới thực vật (Plantae) Gồm: Rêu, Quyết, Hạt trần, Hạt kín. Sinh vật nhân thực; đa bào; thành phần tế bào cấu tạo bằng xenlulôzơ. Hình thức sống: sống cố định, tự dưỡng do có khả năng quang hợp (có diệp lục). 2.5. Giới động vật (Animalia) Gồm: Thân lỗ, Ruột khoang, Giun dẹp, Giun tròn, Giun đốt, Thân mềm, Chân khớp, Da gai và Động vật có dây sống. Sinh vật nhân thực; đa bào; có cấu trúc phức tạp với các cơ quan và hệ cơ quan chuyên hóa cao. Hình thức sống: dị dưỡng và có khả năng di chuyển.

    • II. CÁC DẠNG BÀI TẬP**


Tải xuống