Bật tắt bảng chọn
ONTHITHPT
Toggle preferences menu
Bật tắt bảng chọn cá nhân
Chưa đăng nhập
Địa chỉ IP của bạn sẽ được hiển thị công khai nếu bạn thực hiện bất kỳ sửa đổi nào.

Lý thuyết và bài tập trắc nghiệm các bằng chứng tiến hóa

Từ ONTHITHPT
Ảnh minh hoạ

ONTHITHPT.com giới thiệu đến bạn đọc tài liệu lý thuyết trọng tâm và các dạng bài tập trắc nghiệm các bằng chứng tiến hóa trong chương trình Sinh học lớp 12.

    • Mục tiêu:**

Kiến thức:

+ Trình bày được các bằng chứng tiến hóa.

+ Phân biệt được cơ quan tương đồng, cơ quan tương tự.

+ Tìm được một số bằng chứng sinh học phân tử để chứng minh mọi sinh vật trên Trái Đất đều có chung một nguồn gốc.

+ Giải thích được một số hiện tượng trong thực tiễn, ví dụ: tại sao cơ quan thoái hóa không còn giữ chức năng gì vẫn được di truyền từ đời này sang đời khác.

Kĩ năng:

+ Quan sát, phân tích các tranh hình về các bằng chứng tiến hóa.

+ Đọc tài liệu về các bằng chứng tiến hóa, lập bảng phân biệt các bằng chứng và vẽ sơ đồ về các bằng chứng tiến hóa.

    • I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM**
    • 1. Bằng chứng giải phẫu so sánh.**

Sự tương đồng về nhiều đặc điểm giải phẫu giữa các loài là những bằng chứng gián tiếp cho thấy các loài sinh vật hiện nay được tiến hóa từ một tổ tiên chung. Sự tương đồng về nhiều đặc điểm ở cấp phân tử và tế bào cũng cho thấy các loài trên Trái Đất đều có chung tổ tiên. Cơ quan tương đồng: là những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi nên có kiểu cấu tạo giống nhau. Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hóa phân li. Hình 20.1 Cơ quan tương đồng Cơ quan tương tự: là những cơ quan khác nhau về nguồn gốc nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau nên có kiểu hình thái tương tự. Cơ quan tương tự phản ánh sự tiến hóa đồng quy. Hình 20.2 Cơ quan tương tự Cơ quan thoái hóa: là cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành. Do điều kiện sống của loài đã thay đổi, các cơ quan này mất dần chức năng ban đầu, tiêu giảm dần và hiện chỉ để lại một vài vết tích xưa kia của chúng. + Nếu các cơ quan thoái hóa lại phát triển và biểu hiện ở một vài cá thể thì gọi đó là hiện tượng lại tổ; cơ quan thoái hóa thực chất là cơ quan tương đồng. Hình 20.3. Cơ quan thoái hóa.

    • 2. Bằng chứng tế bào học.**

Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào, các tế bào đều được sinh ra từ các tế bào sống trước đó. Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của cơ thể sống. Tế bào nhân sơ và tế bào nhân chuẩn đều có các thành phần cơ bản: màng sinh chất, tế bào chất và nhân (hoặc vùng nhân). Tế bào còn có vai trò quan trọng đối với sự phát sinh và phát triển cá thể và chủng loại: mọi tế bào đều được sinh ra từ tế bào sống trước đó, không có sự hình thành tế bào ngẫu nhiên từ chất vô cơ; các hình thức sinh sản và lớn lên của cơ thể đều liên quan đến sự phân bào (đây là phương thức sinh sản của tế bào). Phản ánh nguồn gốc chung của sinh giới.

    • 3. Bằng chứng sinh học phân tử.**

Dựa trên sự tương đồng về cấu tạo, chức năng của ADN, prôtêin, mã di truyền,… cho thấy các loài trên Trái Đất đều có tổ tiên chung. Các loài càng có quan hệ họ hàng gần thì trình tự và tỉ lệ các axit amin và các nuclêôtit càng giống nhau và ngược lại. Hình 20.4. Cấu tạo tế bào điển hình của các nhóm sinh vật SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HÓA.

    • II. CÁC DẠNG BÀI TẬP**


Tải xuống