
ONTHITHPT.com giới thiệu đến bạn đọc tài liệu lý thuyết trọng tâm và các dạng bài tập trắc nghiệm bệnh truyền nhiễm và miễn dịch trong chương trình Sinh học lớp 10.
- Mục tiêu:**
Kiến thức:
+ Trình bày được khái niệm bệnh truyền nhiễm và cách lan truyền của tác nhân gây bệnh.
+ Trình bày được khái niệm về miễn dịch.
+ Phân biệt được miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu.
+ Phân biệt được miễn dịch tế bào và miễn dịch thể dịch.
Kĩ năng:
+ Đọc và xử lí thông tin trong SGK để tìm hiểu khái niệm bệnh truyền nhiễm và cách lan truyền của tác nhân gây bệnh, khái niệm về miễn dịch.
+ So sánh vả phân tích để phân biệt được miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu, miễn dịch tế bào với miễn dịch thể dịch.
- I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM**
- 1. Bệnh truyền nhiễm.**
Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền từ cá thể này sang cá thể khác. Tác nhân: vi khuẩn, virut, vi nấm, động vật nguyên sinh. Điều kiện gây bệnh: + Đủ độc lực (mầm bệnh và độc tố). + Số lượng nhiễm đủ lớn. + Con đường xâm nhiễm thích hợp. Các phương thức lây truyền và biện pháp phòng tránh một số bệnh truyền nhiễm do virut thường gặp: Tên bệnh VSV gây bệnh Phương thức lây truyền Biện pháp phòng tránh Sởi Virut sởi + Qua đường hô hấp máu, da. + Qua tiếp xúc trực tiếp. Tiêm phòng, cách li người bệnh. Dại Virut dại Qua vết cắn của động vật bị dại. Qua dây thần kinh ngoại biên → trung ương thần kinh Tiêm phòng. Bại liệt, viêm não Virut Qua đường hô hấp, bài tiết, tiêu hoá, vào máu → hệ thần kinh trung ương. Tiêm phòng. AIDS Virut HIV Qua đường máu (tiêm chích, quan hệ tình dục, lây truyền từ mẹ sang con). Vệ sinh y tế, sống lành mạnh, loại trừ tệ nạn xã hội. Tiêu chảy Vi khuẩn Qua thức ăn → miệng → máu → các cơ quan khác nhau của hệ tiêu hoá. Ăn uống vệ sinh, ăn chín uống sôi, vệ sinh thực phẩm.
- 2. Miễn dịch.**
2.1. Khái niệm miễn dịch Miễn dịch là khả năng tự bảo vệ đặc hiệu của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh khi chúng xâm nhập vào cơ thể. 2.2. Phân loại miễn dịch a. Miễn dịch không đặc hiệu + Miễn dịch không đặc hiệu là miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh. + Ví dụ: da và niêm mạc là bức thành không cho vi sinh vật xâm nhập. + Miễn dịch không đặc hiệu không đòi hỏi phải có sự tiếp xúc với kháng nguyên. Miễn dịch không đặc hiệu có vai trò quan trọng khi cơ thể miễn dịch đặc hiệu chưa kịp phát huy tác dụng. b. Miễn dịch đặc hiệu: Miễn dịch đặc hiệu là miễn dịch xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập. Miễn dịch đặc hiệu được chia làm 2 loại: Miễn dịch thể dịch + Là miễn dịch sản xuất ra kháng thể nằm trong thể dịch như máu, sữa, dịch bạch huyết. + Kháng nguyên là chất lạ, thường là prôtêỉn, có khả năng kích thích cơ thể tạo đáp ứng miễn dịch. + Kháng thể là prôtêin được sản xuất ra để đáp lại sự xâm nhập của kháng nguyên lạ. + Kháng nguyên phản ứng đặc hiệu với kháng thể, khớp với nhau như ổ khóa – chìa khóa. Kháng nguyên chỉ phản ứng với loại kháng thể mà nó kích thích tạo thành. Miễn dịch tế bào + Là miễn dịch có sự tham gia của các tế bào T độc có nguồn gốc từ tuyến ức. + Quá trình: khỉ tế bào T phát hiện tế bào khác bị nhiễm thì nó sẽ tiết ra prôtêin độc làm tan tế bào nhiễm, khiến virut không thề nhân lên. + Miễn dịch tế bào có vai trò quan trọng đối với những bệnh do virut gây ra. 2.3. Phòng chống bệnh truyền nhiễm Sử dụng thuốc kháng sinh đúng liều lượng. Tiêm vacxin. Kiểm soát vật trung gian có nguy cơ truyền bệnh. Giữ gìn vệ sinh cá nhân và cộng đồng. SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HÓA.
- II. CÁC DẠNG BÀI TẬP**