
ONTHITHPT.com giới thiệu đến bạn đọc tài liệu lý thuyết trọng tâm và các dạng bài tập trắc nghiệm axit nuclêic trong chương trình Sinh học lớp 10.
- Mục tiêu:**
Kiến thức:
+ Kể tên được các loại axit nuclêic.
+ Nêu được thành phần của 1 nuclêôtit.
+ Mô tả được cấu tạo của phân tử ADN và phân tử ARN.
+ Trình bày được các chức năng của ADN và ARN.
+ So sánh được cấu trúc và chức năng của ADN và ARN.
Kĩ năng:
+ Rèn luyện kĩ năng phân tích tranh hình: cấu tạo, cấu trúc của ADN, ARN.
+ Rèn kĩ năng so sánh thông qua so sánh cấu tạo, chức năng của ADN, ARN.
+ Rèn kĩ năng đọc sách, xử lí thông tin qua việc đọc SGK và phân tích các kênh chữ.
- I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM**
- 1. Axit đêôxiribônuclêic (ADN).**
1.1. Cấu trúc của ADN a. Thành phần cấu tạo ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, mỗi đơn phân là 1 nuclêôtit. Hình 6.1: Cấu tạo 1 nuclêôtit của ADN 1 nuclêôtit gồm 3 thành phần: + 1 phân tử đường 5C. + 1 nhóm phôtphat (H3PO4). + 1 gốc bazơnitơ (A, T, G, X). Lấy tên bazơnitơ làm tên gọi nuclêôtit. Các nuclêôtit liên kết với nhau theo 1 chiều xác định tạo thành chuỗi pôlinunclêôtit. b. Cấu trúc Hình 6.2: Mô hình cấu trúc của ADN Gồm 2 chuỗi pôlinuclêôtit song song, ngược chiều, xoắn đều quanh 1 trục. Giữa 2 mạch các bazơnitơ liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung: nu A mạch này liên kết với nu T của mạch kia bằng 2 liên kết hiđrô và nu G mạch này liên kết với nu X của mạch kia bằng 3 liên kết hiđrô. 1.2. Chức năng của ADN Mang thông tin di truyền là số lượng, thành phần, trình tự các nuclêôtit trên ADN. Bảo quản thông tin di truyền: mọi sai sót trên phân tử ADN hầu hết đều được các hệ thống enzim sửa sai trong tế bào sửa chữa. Truyền đạt thông tin di truyền (qua nhân đôi ADN) từ tế bào này sang tế bào khác.
- 2. Axit ribônuclêic (ARN).**
2.1. Cấu trúc của ARN a. Thành phần cấu tạo Hình 6.3 : Cấu tạo 1 nuclêôtit của ARN Cấu tạo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là nuclêôtit. Có 4 loại nuclêôtit A, U, G, X. b. Cấu trúc Hình 6.4: Các loại ARN Phân tử ARN thường có cấu trúc 1 mạch. ARN thông tin (mARN) dạng mạch thẳng. ARN vận chuyển (tARN) xoắn lại 1 đầu tạo 3 thùy. ARN ribôxôm (rARN) có nhiều xoắn kép cục bộ. 2.2. Chức năng của ARN mARN truyền thông tin di truyền từ ADN đến ribôxôm để tổng hợp prôtêin. tARN vận chuyển axit amin đến ribôxôm. rARN cùng với prôtêin cấu tạo nên ribôxôm là nơi tổng hợp nên prôtêin.
- II. CÁC DẠNG BÀI TẬP**