
Điện xoay chiều là một nội dung kiến thức quan trọng trong chương trình [Vật lý 12](https://onthithpt.com/chuyen-muc/tai-lieu-vat-ly-12/) và chiếm nhiều câu hỏi trong đề thi THPT Quốc gia môn Vật lý, để giúp các em học sinh lớp 12 có thể học tốt nội dung này, ONTHITHPT.com giới thiệu đến các em tài liệu lý thuyết và bài tập trắc nghiệm điện xoay chiều. Tài liệu gồm 57 trang tổng hợp lý thuyết từ sách giáo khoa, cùng với các bài tập trắc nghiệm điện xoay chiều chọn lọc, sẽ giúp các em có thể nắm chắc, hiểu sâu và thuần thục kỹ năng giải bài tập trắc nghiệm điện xoay chiều.
- Khái quát nội dung tài liệu lý thuyết và bài tập trắc nghiệm điện xoay chiều*:
- A. Tóm tắt lí thuyết**
- I. ĐẠI CƯƠNG VỀ DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU**
- 1. Khái niệm về dòng điện xoay chiều**+ Dòng điện xoay chiều là dòng điện có cường độ là hàm số sin hay côsin của thời gian.
+ Điện áp xoay chiều là điện áp biến thiên theo hàm số sin hay côsin của thời gian.
- 2. Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều**Cho một cuộn dây dẫn dẹt kín hình tròn, quay đều với tốc độ góc ω quanh một trục định đồng phẳng với cuộn dây đặt trong một từ trường đều B có phương vuông góc với trục quay. Khi đó trong cuộn dây sẽ xuất hiện một dòng điện xoay chiều.
- 3. Giá trị hiệu dụng
II. CÁC MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU CHỈ R – CHỈ L – CHỈ C**
- 1. Mạch xoay chiều chỉ có điện trở
2. Mạch xoay chiều chỉ có tụ điện**
- 3. Mạch xoay chiều chỉ có cuộn cảm thuần**
- III. MẠCH XOAY CHIỀU CÓ RLC MẮC NỐI TIẾP – CỘNG HƯỞNG ĐIỆN**
- 1. Phương pháp giản đồ Fre-nen**
- a. Định luật về điện áp tức thời.
b. Phương pháp giản đồ Fre-nen.**+ Một đại lượng xoay chiều hình sin được biểu diễn bằng 1 vectơ quay, có độ dài tỉ lệ với giá trị hiệu dụng của đại lượng đó.
+ Các vectơ quay vẽ trong mặt phẳng pha, trong đó đã chọn một hướng làm gốc và một chiều gọi là chiều dương của pha để tính góc pha.
+ Góc giữa hai vectơ quay bằng độ lệch pha giữa hai đại lượng xoay chiều tương ứng.
+ Phép cộng đại số các đại lượng xoay chiều hình sin (cùng f) được thay thế bằng phép tổng hợp các vectơ quay tương ứng.
+ Các thông tin về tổng đại số phải tính được hoàn toàn xác định bằng các tính toán trên giản đồ Fre-nen tương ứng.
- 2. Mạch có R – L – C mắc nối tiếp**
- a. Định luật Ôm cho đoạn mạch có R – L – C mắc nối tiếp. Tổng trở.
b. Độ lệch pha giữa điện áp và dòng điện.**
- c. Cộng hưởng điện.
IV. CÔNG SUẤT CỦA DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU. HỆ SỐ CÔNG SUẤT**
- 1. Công suất của mạch điện xoay chiều**
- a. Biểu thức của công suất.
b. Điện năng tiêu thụ của mạch điện.**
- 2. Hệ số công suất**
- a. Biểu thức của hệ số công suất.**
- b. Tầm quan trọng của hệ số công suất.**
- c. Tính hệ số công suất của mạch điện R – L – C nối tiếp.
V. MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU**
- 1. Nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều**
Nguyên tắc hoạt động của các loại máy phát điện xoay chiều dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ: khi từ thông qua một vòng dây biến thiên điều hòa, trong vòng dây xuất hiện một suất điện động cảm ứng xoay chiều.
- 2. Máy phát điện xoay chiều một pha**: Các bộ phận chính và nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều một pha.
- 3. Máy phát điện xoay chiều ba pha**: Định nghĩa dòng điện xoay chiều ba pha, nêu cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều ba pha, các cách mắc mạch 3 pha, ưu điểm của dòng điện xoay chiều 3 pha.
- VI. ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA**
- 1. Nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ**
- 2. Các cách tạo ra từ trường quay**
- 3. Cấu tạo và hoạt động của động cơ không đồng bộ ba pha**
- III. MÁY BIẾN ÁP – TRUYỀN TẢI ĐIỆN**
- 1. Máy biến áp**: cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy biến áp, sự biến đổi điện áp và cường độ dòng điện qua máy biến áp, công dụng của máy biến áp.
- 2. Truyền tải điện**
- B. Các câu hỏi rèn luyện kĩ năng**: Gồm 238 bài tập trắc nghiệm điện xoay chiều chọn lọc, có đáp án và lời giải chi tiết, các bài tập được trích dẫn từ các [đề thi THPT Quốc gia môn Vật lý](https://onthithpt.com/chuyen-muc/de-thi-thu-vat-ly/).