
Tài liệu gồm 46 trang, tuyển tập bài tập trắc nghiệm và tự luận các dạng toán sự rơi tự do trong chương trình Vật lí lớp 10.
CHƯƠNG 1: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM CHUYÊN ĐỀ 4: RƠI TỰ DO BÀI LÝ THUYẾT Câu 1: Nêu thí nghiệp dùng ống Niutơn để khảo sả sự rơi tự do của các vật. Nói rõ kết quả rút ra từ thí nghiệm. Hướng dẫn: Ống Niutơn là một ống bằng thủy tinh hay chất dẻo trong suốt (để ta quan sát được bện trong), một đầu có van để hút hết không khí ra. Bên trong ống có một cái lông chim và một viên sỏi. Dốc ngược ống để chiếc lông chim và viên sỏi rơi xuống cùng một lúc, kết quả cho thấy: Khi chưa rút không khí ra, viên sỏi rơi nhanh hơn và chạm đáy ống trước. Khi đã rút không khí ra, chiếc lông chim và viên sỏi rơi như nhau và chạm đáy ống cùng một lúc.
Kết quả: Nguyên nhân của sự rơi nhanh hay chậm của các vật là do sức cản của không khí cản trở chuyển động của chúng. Nếu không có sức cản của không khí thì các vật rơi như nhau. Câu 2: Thế nào là sự rơi tự do? Nêu các đặc điểm của chuyển động rơi tự do của một vật nhỏ. Hướng dẫn: Sự rơi tự do là sự rơi chỉ dưới tác động của trọng lực. Trường hợp có thể bỏ qua ảnh hưởng của các yếu tố khác lên vật rơi, ta có thể coi sự rơi của vật như là sự rơi tự do. Các đặc điểm của chuyển động rơi tự do: Phương của chuyển động rơi tự do là phương thẳng đứng. Chiều của chiều chuyển động rơi tự do là chiều từ trên xuống dưới. Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều. Ở cùng một nơi trên Trái Đất các vật rơi tự do với cùng một gia tốc (gọi là gia tốc rơi tự do). Câu 3: Viết các công thức của chuyển động rơi tự do. Hướng dẫn: Chọn trục tọa độ OH thẳng đứng, gốc O là vị trí thả vật, chiều dương từ trên xuống dưới như hình 14, gốc thời gian là lúc thả vật, ta có các công thức: Vận tốc: Phương trình tọa độ: Công thức liên hệ.
ÔN TẬP LÝ THUYẾT: Bài 1: Yếu tố nào ảnh hưởng đến sự rơi nhanh hay chậm của các vật khác nhau trong không khí? Nếu loại bỏ được ảnh hưởng của không khí thì các vật sẽ rơi như thế nào? Bài 2: Sự rơi tự do là gì? Lấy thí dụ minh họa? Bài 3: Nêu các đặc điểm của sự rơi tự do? Bài 4: Trong trường hợp nào các vật rơi tự do với cùng một gia tốc g? Bài 5: Viết công thức tính vận tốc và quãng đường đi được của sự rơi tự do? Bài 6: Hãy thành lập các phương trình chuyển động (phương trình chuyển động, phương trình vận tốc và công thức độp với thời gian) của vật bí ném trong các trường hợp sau.
DẠNG 1: VẬN DỤNG CÔNG THỨC TÍNH QUÃNG ĐƯỜNG, VẬN TỐC TRONG RƠI TỰ DO.
DẠNG 2: TÍNH QUÃNG ĐƯỜNG, VẬN TỐC VẬT RƠI TRONG KHOẢNG THỜI GIAN.
DẠNG 3: HAI VẬT GẶP NHAU, KHOẢNG CÁCH HAI VẬT.
DẠNG 4: CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT ĐƯỢC NÉM THẲNG ĐỨNG HƯỚNG XUỐNG, LÊN TRÊN.