
Tài liệu gồm 36 trang, tuyển chọn bài tập trắc nghiệm Hóa học 12 theo chủ đề, theo chương bài.
A. LÝ THUYẾT 1. Khái niệm este Khi thay thế nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR’ thì được este. Trong đó, R’ là gốc hidrocacbon. 2. Công thức tổng quát của este Este tạo bởi axit cacboxylic đơn chức RCOOH và ancol đơn chức R’OH là RCOOR’. Trong đó, R’ là gốc hiđrocacbon; R có thể là H hoặc gốc hidrocacbon. Nếu este no đơn chức mạch hở thì công thức là CnH2nO2 (n ≥ 2). Nếu este không có tạp chức thì công thức có dạng CnH2n+2–2ΔO2a (trong đó n ≥ 2, n nguyên là tổng số liên kết π và số vòng trong phân tử; a là số nhóm chức este a ≥ 1, a là số nguyên). 3. Tính chất hóa học của este a. Phản ứng thủy phân Phản ứng thủy phân có thể xảy ra trong môi trường axit hoặc môi trường kiềm. Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch. Sản phẩm của phản ứng trong điều kiện này luôn có axit cacboxylic. Phản ứng thủy phân este không những thuận nghịch mà còn rất chậm. Để tăng tốc độ phản ứng thủy phân ta đun nóng hỗn hợp phản ứng với với chất xúc tác axit (H2SO4, HCl, …). Phản ứng xà phòng hóa chỉ xảy ra một chiều, sản phẩm có muối của axit cacboxylic. b. Phản ứng ở gốc hidrocacbon. Este không no có khả năng tham gia phản ứng cộng và phản ứng trùng hợp. Đặc biệt, este của axit fomic có khả năng tham gia phản ứng tráng gương.
4. Phản ứng khử 5. Một số phản ứng thủy phân đặc biệt của este Không nhất thiết sản phẩm cuối phải có ancol, tùy vào việc nhóm –OH đính vào gốc hiđrocacbon có cấu tạo như thế nào mà sẽ có sản phẩm cuối cùng hoàn toàn khác nhau, hoặc do cấu tạo bất thường của este gây nên. Este + NaOH → muối + anđehit. Thí dụ CH3COOCH=CH–CH3. Este + NaOH → muối + xeton. Thí dụ CH3COO–C(CH3)=CH2. Este + NaOH → muối + ancol + H2O. Thí dụ: HOOC–R–COO–R’. Este + NaOH → 2 muối + H2O. Thí dụ C6H5OOC–R. Este + NaOH → muối + anđehit + H2O. Este + NaOH → muối + xeton + H2O. Este + NaOH → một sản phẩm duy nhất. Thí dụ: Este vòng. 6. Một số phương pháp điều chế este a. Phản ứng của ancol với axit cacboxylic RCOOH + R’OH ↔ RCOO–R’ + H2O. Phản ứng của ancol với anhiđrit axit thì xảy ra nhanh hơn và một chiều (không thuận nghịch như khi tác dụng với axit) (CH3CO)2O + C2H5OH → CH3COOC2H5 + CH3COOH b. Phản ứng của phenol với anhiđrit axit hoặc clorua axit (phenol không tác dụng với axit cacboxylic) tạo este của phenol.
(CH3CO)2O + C6H5OH → CH3COOC6H5 + CH3COOH CH3COCl + C6H5OH → CH3COOC6H5 + HCl c. Phản ứng cộng vào hiđrocacbon không no của axit cacboxylic CH3COOH + CH≡CH → CH3COO–CH=CH2. d. Phản ứng ankyl halogenua và muối cacboxylat của kim loại kiềm hoặc bạc RCOOAg + R’I → RCOOR’ + AgI RCOONa + R’I → RCOOR’ + NaI 7. LIPIT Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống. Lipit bao gồm chất béo, sáp, sterit, photpholipit … hầu hết chúng đều là các este phức tạp. Chất béo là trieste của glixerol với các axit béo đơn chức có số nguyên tử C chẵn (thường từ 12 đến 24 nguyên tử C) không phân nhánh, gọi chung là triglixerit. Khi thủy phân chất béo thì thu được glixerol và axit béo.