Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Xà bông “con vịt” – Trần Bảo Định – Ngữ văn 11 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Tác giả Trần Bảo Định

a. Cuộc đời:

– Trần Bảo Định sinh năm 1944.

– Quê quán: An Vĩnh Ngãi, Tân An, Long An.

– Cuộc đời: Cựu sinh viên Văn khoa – Đại học Đà Lạt.

Nhà văn Trần Bảo Định

Nhà văn Trần Bảo Định

b. Sự nghiệp sáng tác:

Các tác phẩm chính:

Ngao du sơn thủy, thơ, 2012

Thầy tôi, thơ, 2013

Mẹ, tiếng lòng, thơ, 2013

– Vợ tôi, thơ, 2014

1.1.2. Tác phẩm

a. Thể loại:

Tác phẩm thuộc thể loại truyện kí.

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

In trong Dấu thời gian khát vọng của người xưa, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2022).

c. Bố cục:

Phần 1: Đoạn 1 – Giới thiệu về Cai Tuất và tài năng của ông.

Phần 2: Đoạn 2 – Câu chuyện về xà bông hiệu “Con vịt”.

Phần 3: Đoạn 3 – Quá trình và chất lượng của xà bông “con vịt”.

Phần 4: Đoạn 4 – Tình cảm dành cho xà bông “con vịt”.

d. Tóm tắt tác phẩm:

Truyện Xà bông “con vịt” kể về Cai Tuất, ông cùng với một số nhân sĩ yêu nước khác đã mở một xưởng sản xuất xà bông hiệu là “Con Vịt” để người Việt có thể dùng hàng Việt. Vợ của ông không biết ông có thực sự có tấm lòng với nước không, hay chỉ nghĩ đến bản thân. Nhưng bà đã cùng với vợ điền chủ Dương vẫn đi mua dừa khô từ nhiều nơi về để làm xà bông. Ông Tuất đã di dời những ngôi mộ xung quanh đấy để có thể làm cơ sở sản xuất xung quanh. Cơ sở đã tạo nên công việc cho nhiều người và không khí cuộc sống trở nên nhộn nhịp, tấp nập hơn. Ông gặp được điền chủ Dương, nghe ông tâm sự về việc mình mở nhà máy xay xát gạo, rồi bán hết vườn tược cho một người là Trần Bá Thọ. Khi mình làm chủ có thể tạo công ăn việc làm, sản phẩm cho người Việt, còn khi điền chủ giàu thì dân chúng lại bị bóc lột khổ cực. Cả hai ông đều không chịu nổi sự ràng buộc của thực dân Pháp mà đứng lên mở ra một con đường mới cho người Việt lúc bấy giờ. Rồi ngày có càng nhiều người Việt đứng lên mở xưởng càng cho thấy sự phát triển của các sản phẩm Việt. Khi những mẻ xà bông đầu tiên của Cai Tuất ra lò, mọi người và cả ông đều hết sức là vui mừng. Ông còn được Trần Chánh Chiêu khen ngợi trước sản phẩm mà ông làm ra và ông hứa mình sẽ đưa sản phẩm ngày càng phát triển hơn. Nhưng niềm vui chưa được bao lâu thì có người chỉ điểm của Pháp đã khiến cho những cơ sở sản xuất như ông Tuất bị đàn áp, không kinh doanh nổi. Trước sự việc đó, ông Tuất như chết lặng, ngậm ngùi nhìn những xưởng sản xuất của mình. Nhưng ông quyết không cho bọn Pháp lấy những sản phẩm của người Việt đi, mà ông đã châm lửa đốt cả xưởng sản xuất của mình đi. Ông Tuất cũng như những người đại diện cho những con người yêu nước bấy giờ thà mất tất cả, chứ quyết không bán cho bọn thực dân Pháp.    

1.2. Đọc hiểu văn bản

1.2.1. Đề tài, chủ đề

Tấm lòng của những người dân yêu nước khi xưa khó thay đổi, khó có thể phai mờ được bởi lợi ích hay tiền tài. Người nông dân có thể mất hết tất cả, nhưng không thể mất đi được lòng trung trinh và đất nước.

1.2.2. Tính cách của Cai Tuất, tác động của sự kết hợp giữa hư cấu và phi hư cấu

– Tính cách của Cai Tuất đã được thể hiện rõ nét trong văn bản thông qua một số chi tiết nổi bật, đặc sắc:

+ Ông Cai Tuất hiện lên là một người tài giỏi với biệt tài lựa chọn chó tốt, vốn nổi tiếng khắp vùng nhưng Cai Tuất lại khô “Cả vùng Sầm Giang mấy ai không bái phục tài lựa chọn chó tốt của Cai Tuất. Vả lại ông ta chẳng những không giấu nghề mà con phổ biến cho xóm giếng cùng biết” không hề kênh kiệu, ngược lại ông hòa đồng với xóm giềng, vui vẻ, hào phóng, sẵn sàng chia sẻ cho bà con cách chọn chó khôn mà không hề giấu giếm.

+ Hơn nữa, ông còn là một người luôn vui vẻ, hóm hỉnh và yêu động vật: Ông “chẳng can đởm ăn thịt chó, con vật mang biểu tượng trung thành với chủ; và cả thịt trâu, con vật mang biểu tượng bạn nhà nông”, “hãnh diện về con chó mực nhà ông”.

+ Cai Tuất là một người cần cù, chịu khó khi sẵn sàng khởi nghiệp xây dựng cơ sở sản xuất xà bông với vô cùng nhiều thử thách, khó khăn.

+ Cai Tuất còn là một người tốt, ông luôn muốn cuộc sống của tất cả mọi người tốt đẹp hơn vì vậy ông đã xây dựng cơ sở sản xuất xà bông hiệu “Con Vịt” để tạo công ăn việc làm cho nhiều người.

+ Đồng thời, ông là mang trong mình tinh thần dân tộc vô cùng lớn lao, thiêng liêng, ông luôn mang tinh thần “Người Việt xài hàng Việt”, ông có thể mất hết tất cả, nhưng không thể mất đi được lòng trung trinh với đất nước.

Sự kết hợp giữa hư cấu và phi hư cấu: có thể giúp thể hiện tính cách của nhân vật một cách phong phú và đa chiều hơn. Việc sử dụng các chi tiết hư cấu có thể giúp tác giả tạo ra những tình huống hoặc sự kiện đặc biệt để thử thách nhân vật, từ đó thể hiện tính cách, suy nghĩ, hành động và quan điểm của Cai Tuất.

=> Nhận xét: Qua hành động đó của nhân vật Cai Tuất, có thể thấy được ý thức và khát vọng tự cường dân tộc của danh nhân Việt Nam vào đầu thế kỉ XX là vô cùng sâu sắc. Họ đều là những người con mang trong mình lòng yêu quê hương, đất nước lớn lao, trong họ luôn đau đáu làm sao để dân tộc mình không phải bó tay, chịu cảnh lệ thuộc vào hàng hóa của tư bản Pháp, họ luôn mang tinh thần “Người Việt xài hàng Việt”.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

Văn bản đề cập việc Cai Tuất cùng một số nhân sĩ yêu nước mở xưởng sản xuất bông “Con vịt” để người Việt có thể dùng đồ Việt, nhưng bị thực dân Pháp đàn áp. Văn bản đồng thời cũng thể hiện tấm lòng yêu nước của Cai Tuất, thà đốt xưởng xà bông chứ không để rơi vào tay thực dân Pháp.

1.3.2. Về nghệ thuật

– Sử dụng sự kết hợp giữa yếu tố hư cấu và phi hư cấu trong việc thể hiện tính cách của nhân vật.

– Ngôn ngữ mạch lạc, logic.