Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Viết văn bản thuyết minh về một tác phẩm văn học – Ngữ văn 11 Tập 2 Kết Nối Tri Thức

1.1. Yêu cầu viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

– Giới thiệu được tác phẩm cần thuyết minh (nhan đề, tên tác giả, đánh giá chung).

– Giới thiệu khái quát về tác giả.

– Nêu được hoàn cảnh sáng tác, đặc điểm thể loại; tóm tắt được nội dung tác phẩm.

– Nêu thông tin cơ bản về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

– Khẳng định vị trí, đóng góp của tác phẩm đối với đời sống văn học.

– Có lồng ghép các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.

1.2. Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

Bước 1: Chuẩn bị viết

– Đề tài cho bài thuyết minh rất phong phú song cần ưu tiên những tác phẩm có giá trị.

– Gợi ý: Bạn có thể chọn thuyết minh về một số tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 như:

+ Mùa xuân chín (Hàn Mặc Tử),

+ Bình Ngô đại cáo (Đại cáo bình Ngô, Nguyễn Trãi),

+ Một chuyện đùa nho nhỏ (An-tôn Sê-khốp – Anton Chekhov),

+ Dưới bóng hoàng lan (Thạch Lam),

+ Con đường không chọn (Rô-bớt Phờ-rót – Robert Frost),

+ ….

 

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

* Tìm ý

Để tìm ý cho bài thuyết minh về một tác phẩm văn học, bạn có thể dựa vào một số câu hỏi gợi ý sau:

– Vì sao chọn thuyết minh về tác phẩm này?

– Tác giả và tác phẩm được thuyết minh có vị trí như thế nào?

– Tác phẩm được sáng tác trong hoàn cảnh nào, bằng thể loại gì?

– Nội dung cơ bản và đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm là gì?

– Tác phẩm đã được đánh giá như thế nào trên các phương tiện giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật?

– Tác phẩm có đóng góp gì cho đời sống văn học?

* Lập dàn ý

Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.

Thân bài:

+ Giới thiệu ngắn gọn về quê quán, gia đình, con người và sự nghiệp văn chương của tác giả.

+ Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác và thể loại của tác phẩm.

+ Trình bày giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm. Với tác phẩm thơ, cần chú ý nghệ thuật trữ tình, ngôn ngữ và giọng điệu; với tác phẩm truyện, chú ý cách tạo dựng tình huống, tổ chức cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật trần thuật,…

Kết bài: Khẳng định đóng góp của tác phẩm cho nền văn học hoặc cho đời sống văn hoá của đất nước và thế giới. Ví dụ: Bình Ngô đại cáo là bản tuyên ngôn độc lập hào hùng của nước Đại Việt; Truyện Kiều là kiệt tác của nền văn học dân tộc…

 

Bước 3: Viết

– Khi viết bài, cần chú ý trọng tâm của bài thuyết minh: cung cấp thông tin hữu ích về tác phẩm.

– Nên kết hợp thuyết minh với một số yếu tố khác (miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận,..) để tăng sức hấp dẫn cho bài thuyết minh.

– Văn phong của bài viết cần ngắn gọn, chính xác, khoa học và phù hợp với đối tượng thuyết minh; không để các yếu tố bổ trợ (miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận) làm chệch mục đích chính của bài viết là cung cấp thông tin.

 

Bước 4: Chỉnh sửa, hoàn thiện

Đọc lại bài viết, đối chiếu với các yêu cầu của kiều bài và dàn ý đã lập để chỉnh sửa, hoàn thiện. Chú ý các tiêu chỉ sau:

– Bài viết cung cấp cho người đọc thông tin cơ bản về tác phẩm: tác giả, nội dung chính, giá trị tư tưởng và nghệ thuật…

– Các nội dung thuyết minh được sắp xếp hợp lí, cân đối, có trọng tâm.

– Bài viết có sự lồng ghép phù hợp giữa thuyết minh với một hoặc nhiều yếu tố bổ trợ như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận,…