Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Viết văn bản NL về một tác phẩm văn học hoặc một tác phẩm nghệ thuật – Ngữ văn 11 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

1.1. Yêu cầu

1.1.1. Kiểu bài

Nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bài hát) là kiểu bài nghị luận dùng lí lẽ và bằng chứng để làm rõ giá trị nội dung và những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm (truyện thơ hoặc bài hát) đó.

1.1.2. Yêu cầu đối với kiểu bài

Về nội dung: Nêu và nhận xét được một số nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyện thơ/ bài hát dựa trên những lí lẽ xác đáng và bằng chứng tiêu biểu, hợp lí được lấy từ tác phẩm.

Về hình thức: Đảm bảo các yêu cầu của kiểu bài nghị luận như lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc; sử dụng các phương tiện liên kết văn bản và kết hợp các thao tác lập luận hợp lí.

Về bố cục: bố cục bài viết gồm ba phần:

+ Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận (tên truyện thơ/ bài hát, tác giả, khái quát nội dung chính của tác phẩm) hoặc nêu định hướng của bài viết.

+ Thân bài: Lần lượt trình bày các luận điểm để làm nổi bật những nét đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật; đưa ra lí lẽ và bằng chứng đa dạng, thuyết phục để làm sáng tỏ luận điểm; các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí.

+ Kết bài: Khẳng định ý kiến về giá trị của tác phẩm hoặc nêu ý nghĩa của tác phẩm đối với bản thân và người đọc/ người nghe.

1.2. Cách làm

1.2.1. Chuẩn bị viết

* Xác định đề tài:

– Đề tài của bài viết là giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyện thơ hay bài hát.

– Bạn có thể chọn những trích đoạn truyện thơ đã học trong bài hoặc những truyện thơ, trích đoạn khác mà bạn biết, cũng có thể chọn một bài hát yêu thích.

– Sau đây là một số gợi ý:

+ Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu)

+ Ngư Tiều y thuật vấn đáp (Nguyễn Đình Chiểu)

+ Vượt biển (truyện thơ Tày – Nùng)

+ Em ơi, Hà Nội phố (thơ Phan Vũ, nhạc Phú Quang)

 

* Xác định mục đích viết, đối tượng người đọc:

Bạn cần trả lời những câu hỏi sau:

– Mục đích viết bài này là gì (để chia sẻ suy nghĩ, đánh giá của mình về một tác phẩm mà mình yêu thích)?

– Người đọc bài viết này là ai (thầy, cô giáo, các bạn học sinh …)?

– Với mục đích viết và đối tượng người đọc đó, bạn sẽ chọn nội dung, cách viết như thế nào?

 

* Thu thập tư liệu: Tìm tư liệu trên Internet, thư viện … về tác phẩm mà bạn đã chọn.

1.2.2. Tìm ý, lập dàn ý

* Tìm ý:

Ghi các luận điểm về giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm và các lí lẽ, bằng chứng từ tác phẩm để làm sáng tỏ luận điểm dựa trên gợi ý sau:

– Tác phẩm (truyện thơ/ bài hát) có những giá trị đặc sắc nào về nội dung? Lí lẽ và bằng chứng cho luận điểm này là gì?

– Tác phẩm (truyện thơ/ bài hát) có những giá trị đặc sắc nào về nghệ thuật (xây dựng nhân vật, cách kể chuyện…/ giai điệu, ca từ,…)? Lí lẽ và bằng chứng cho luận điểm này là gì?

 

* Lập dàn ý:

Sau khi tìm ý, bạn cần sắp xếp các ý đã tìm được theo một trình tự hợp lí, đảm bảo bố cục của kiểu bài nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc bài hát.

1.2.3. Viết bài

– Triển khai dàn ý đã lập thành bài văn hoàn chỉnh.

– Bài văn cần có hệ thống luận điểm rõ ràng, sắp xếp theo trình tự hợp lí.

– Mỗi luận điểm cần có lí lẽ và bằng chứng thuyết phục, phù hợp.

1.2.4. Chỉnh sửa

Dùng bảng kiểm sau để tự kiểm tra bài viết của mình:

Bảng kiểm kĩ năng viết bài nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc tác phẩm nghệ thuật (bài hát)